Nghiên cứu chính sách đặc thù cho GD Đồng bằng sông Cửu Long

Nghiên cứu chính sách đặc thù cho GD Đồng bằng sông Cửu Long

Cử tri thành phố Cần Thơ kiến nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu tham mưu Chính phủ tổ chức tổng kết, đánh giá thực trạng GD-ĐT của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, làm cơ sở đề xuất Quốc hội, Chính phủ có giải pháp đầu tư phù hợp, nhằm nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực của vùng tương ứng với bình quân của cả nước, thoát khỏi tình trạng “vùng trũng về GD-ĐT”.

Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình công tác năm 2019 của Bộ GD&ĐT, ngày 25/5/2019, Bộ GD&ĐT đã chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị “Đánh giá thực trạng giáo dục mầm non, phổ thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”.

Hội nghị tập trung đánh giá một số chỉ số cơ bản của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông thuộc các tỉnh trong vùng như: Quy mô mạng lưới trường lớp; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên; học sinh; chi ngân sách cho giáo dục và kết quả thực hiện rà soát, sắp xếp lại các điểm trường lẻ, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có quy mô nhỏ…

Tham dự hội nghị có đại diện các Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Trên cơ sở kết quả hội nghị, Bộ GD&ĐT rà soát các đề xuất đặc thù, cấp bách và khả thi để kiến nghị Quốc hội, Chính phủ có cơ chế chính sách đặc thù nhằm phát triển giáo dục khu vực này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.