Đây là Đề tài được thực hiện nằm trong Chương trình Khoa học Giáo dục cấp quốc gia, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam được giao chủ trì thực hiện Đề tài “Xây dựng bộ công cụ đánh giá sự phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương”, cómã số KHGD/16-20.ĐT.013, do PGS. TS Nguyễn Thị Lan Phương làm chủ nhiệm.
Đề tài đã có đóng góp hữu ích về khoa học: Đổi mới căn bản cách thức xây dựng tiêu chí, chỉ số đánh giá giáo dựa trên cơ sở khung phân tích sự phát triển GD tương lai:Xây dựng khung phân tích sự phát triển GD địa phương bao gồm 4 hợp phần và 14 thành phần (bao gồm các yếu tố GD cơ bản);
Thiết lập bộ tiêu chí, chỉ báo đánh giá sự phát triển GD địa phương (cấp tỉnh) đảm bảo: kế thừa những chỉ số giáo dục cơ bản sẵn có, (ii) cập nhật các tiêu chuẩn mới của Việt Nam và (iii) có thể so sánh với bộ chỉ số giám sát giáo dục toàn cầu, mục tiêu SDG4 của UNESCO.
Xây dựng phương pháp tính chỉ số phát triển giáo dục địa phương tổng hợp PEDI và chỉ số các thành phần của Khung phân tích;
Làm rõ cách thức ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ và lý thuyết đo lường, đánh giá hiện đại trong đánh giá sự phát triển giáo dục địa phương, đó là: Kết hợp hiệu quả nhiều cách tiếp cận nghiên cứu, đó là tiếp cận hệ thống, tiếp cận hệ benchmarking, tiếp cận hệ tác nghiệp hóa, và tiếp cận hệ chuẩn hóa;
Sử dụng cùng lúc nhiều phương pháp và kỹ thuật đo lường, đánh giá cổ điển và hiện đại như: phân tích đối sánh chuẩn, phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu giáo dục, thiết lập khung phân tích; xây dựng chỉ số đo lường, biên soạn công cụ khảo sát, tổ chức thu thập thông tin định tính và định lượng về tình hình thực hiện các hoạt động giáo dục, tạo lập cơ sở dữ liệu, phương pháp tính các chỉ số về sự phát triển giáo dục bằng lý thuyết IRT,...
Đề tài đã đóng góp thực tế: Xây dựng bộ công cụ đánh giá sự phát triển GD, bao gồm: khung phân tích; bộ tiêu chí, chỉ số đánh giá giáo dục (mỗi chỉ số nêu khái niệm và phương pháp tính); các công cụ thu thập thông tin, dữ liệu ở địa phương; phương pháp tính toán chỉ số phát triển GD địa phương;
Bộ công cụ đánh giá nói trên là phương tiện hiệu quả để địa phương có thể cập nhật thông tin liên tục, giám sát và tự đánh giá sự phát triển GD của mình; so sánh, đối chiếu giữa các địa phương, từ đó tìm ra các thức tốt nhất để đổi mới chất lượng giáo dục địa phương; cung cấp thông tin để viết báo cáo giáo dục thường niên cấp tỉnh; cung cấp thông tin, dữ liệu để Bộ GDĐT so sánh chỉ số giáo dục quốc tế;
Minh chứng một cách làm khoa học và khả thi: nghiên cứu lý thuyết về quy trình đo lường, đánh giá tình hình giáo dục địa phương; thực hiện quy trình này để thu thập thông tin, dữ liệu thực tiễn, phân tích dữ liệu, và viết báo cáo giáo dục thường niên địa phương.
Toàn bộ hướng đi, cách làm của đề tài là một minh họa cho việc đưa Nghị quyết 29 vào cuộc sống một cách hiệu quả. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành quản lý giáo dục và đo lường, đánh giá giáo dục.
Phát biểu phản biện, các phản biện đều cho rằng: Đề tài xử lý khối lượng công việc lớn, chỉ số quá nhiều, được thực hiện ở các cấp học từ mầm non đến tiểu học, GD phổ thông và GD thường xuyên. Để xử lý khối dữ liệu này cực kỳ vất vả công phu, thông tin đáng tin cậy. Đồng thời kiến nghị với nhóm nghiên cứu như khái niệm, nội dung, cấu trúc tên gọi các chương, chuyên mục cần sửa đổi bổ sung thêm, lắp ghép tích hợp lại cho tương thích.
Đánh giá cao đóng góp của Đề tài, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ ghi nhận nhóm nghiên cứu đã triển khai thực hiện với phương pháp, lý luận, cách làm quá trình làm bài bản và có sự so sánh các chỉ số của các địa phương đồng thời đề xuất khuyến nghị cụ thể. Các ý kiến phản biện của các chuyên gia đều rất sâu sắc. Hội đồng nghiệm thu đã thống nhất thông qua Đề tài. Tuy nhiên khuyến nghị cần bổ sung, thay đổi một số nội dung theo phản biện của chuyên gia.