Nghi vấn quái vật hồ Loch Ness là thằn lằn đầu rắn khổng lồ, sống cách đây 245 triệu năm

Quái vật hồ Loch Ness, hay còn được biết đến dưới cái tên Nessie, là một sinh vật kỳ lạ, bí ẩn bậc nhất trong giới sinh học hiện đại.

Quái vật hồ Loch Ness
Quái vật hồ Loch Ness

1. Lần chạm mặt đầu tiên với quái vật hồ Loch Ness

Chúng ta bắt đầu có ấn tượng với con quái vật này từ năm 1933, khi hai người, được biết đến với danh xưng là ông bà Spicer, đã chạm mặt "một thứ" họ tin là quái vật hồ Loch Ness.

Nhưng trên thực tế, vụ chạm mặt đầu tiên giữa "Nessie" và một con người lại diễn ra cách đó rất lâu - vào tận năm 565. Một thầy tu người Ireland cổ - Saint Columba - là người đầu tiên đụng độ con quái vật này. Điều này cũng được đề cập trong cuốn sách "Cuộc đời của St. Columba", được viết bởi St. Adamnan.

2. “Nessie” chính là một con Plesiosaur - Thằn lằn đầu rắn?

Nghi vấn quái vật hồ Loch Ness là thằn lằn đầu rắn khổng lồ, sống cách đây 245 triệu năm - Ảnh 1.

Liệu quái vật hồ Loch Ness có phải là một con thằn lằn đầu rắn?

Tháng 12 năm 1933, tức là ngay trong năm mà vợ chồng nhà Spicer đụng độ Nessie, Daily Mail đã cử đi Marmaduke Wetherell, một thợ săn chuyên săn những con mồi lớn, đến để định vị vị trí của con quái vật.

Dọc theo bờ hồ, Wetherell đã tìm thấy những dấu chân được cho là của “một động vật chân mềm dài gần 6 mét. Nhưng sau khi kiểm tra lại, các nhân viên của Bảo tàng Tự nhiên Quốc gia Anh đã khẳng định rằng tất cả những dấu chân đó chỉ là giả.

Chỉ đến khi nhiếp ảnh gia Robert Kenneth Wilson chụp được bức ảnh “huyền thoại” về Nessie, con quái vật hồ Loch Ness mới bắt đầu gây xôn xao. Một số người cho rằng “Nessie” chính là một con Plesiosaur, sinh vật đã tuyệt chủng cách đây 65,5 triệu năm.

Plesiosaur, hay còn gọi là thằn lằn đầu rắn, chúng tồn tại cách nay 245 triệu năm trước. Nhiều người nghi ngờ, quái vật hồ Loch Ness là sinh vật từng bị cho là tuyệt chủng này.

3. “Dự án Deepscan”

Suốt 80 năm qua, không ít nỗ lực đã được bỏ ra để truy tìm sự thật về quái vật hồ Loch Ness. Nhưng lớn nhất trong số đó là dự án Deepscan (1987).

Nghi vấn quái vật hồ Loch Ness là thằn lằn đầu rắn khổng lồ, sống cách đây 245 triệu năm - Ảnh 2.

Dự án này là “tác phẩm” của Adrian Shine, một người muốn truy tìm cho ra Nessie, và Darrell Lowrence, chủ một công ty cung cấp thiết bị điện tử. Trong đó, 24 con tàu được cho đỗ rải rác xung quanh lòng hồ, và đồng thời cùng phát ra sóng âm thanh. 

Theo BBC News thì sóng âm thanh đã va phải một thứ gì đó vô cùng to lớn, nhưng khi phân tích ra thì lại không có gì cả.

Darrell Lowrence, một chuyên gia về sóng siêu âm sonar, sau khi phân tích thấy được có một thứ đang di chuyển dưới độ sâu 180 mét ở vùng vịnh Urquhart, đã miêu tả về sinh vật khổng lồ.. 

Tuy nhiên, vẫn chưa thể biết được thứ đó thực sự là gì, và dự án Deepscan đã thất bại.

4. “Bảo hiểm”

Năm 2005, tại Scotland, một cuộc thi 3 môn phối hợp đã được tổ chức, gồm có 100 người chơi đến từ những quốc gia khác nhau. 

Thú vị ở chỗ, địa điểm khởi đầu lại chính là hồ Loch Ness, nơi được đồn thổi là có sự tồn tại của Nessie.

Những tay bơi tham gia cuộc đua được cài thêm một điều khoản đặc biệt, đó là… được bảo hiểm đến 1 triệu Bảng Anh cho mỗi nhát cắn của con quái vật này. Điều này xảy ra là vì, ban tổ chức của cuộc thi này lo ngại việc con quái thú này có thể sẽ bị đánh động dưới đáy hồ.

David Hart, thành viên của Nova International cho hay: “Với rất nhiều những vận động viên có chuyên môn tham gia, chúng tôi không thể để một trong số họ bị tấn công bởi Nessie được”.

“Các vận động viên đều rất nhiệt huyết, nên sẽ có rất nhiều tiếng ồn tạo ra, và đó chính xác là thứ mà có thể đánh động một con quái vật đang an nghỉ ở dưới đáy hồ. Hoặc tồi tệ hơn, là dâng cho nó bữa tối” - Hart kết luận.

5. Hồ Loch Ness

Nếu thực sự có một con quái vật nào to lớn như những miêu tả về Nessie, thì hồ Loch Ness sẽ là một “mái nhà” lý tưởng để nó có thể che giấu thân phận của mình. Đây là hồ nước ngọt rộng nhất thuộc Anh Quốc, với lượng nước sạch nhiều hơn tất cả hồ ở Anh và xứ Wales cộng lại.

Dưới đáy hồ là một lớp bùn được phủ rất dày, đủ để làm khó cho người dân nếu họ muốn soi xem có gì ở dưới đó. Hồ Loch Ness cũng là hồ nước ngọt sâu thứ hai ở Scotland, với điểm sâu nhất lên đến 230 mét, sau hồ Loch Morar.

Đây thực sự là một nơi thuận tiện cho một con quái vật như Nessie có thể trú ngụ, nếu nó thực sự có thật.

Theo helino

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Bản cam kết ở Làng Nủ

GD&TĐ - Thầy Nguyễn Xuân Khang được biết đến là người thầy đầu tiên đã nhận nuôi toàn bộ số cháu nhỏ còn sống sót sau trận lũ quét ở Làng Nủ hôm 10/9/2024.