Nghị lực phi thường của cô học trò mắc bệnh xương thủy tinh

GD&TĐ - Dù mang trong mình căn bệnh xương thủy tinh nhưng Như Quỳnh vẫn luôn kiên trì theo đuổi ước mơ, với mong muốn sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn.

BCH Đoàn trường THPT Phan Chu Trinh thăm hỏi, động viên Như Quỳnh vượt lên khó khăn, đạt thành tích cao trong việc học.
BCH Đoàn trường THPT Phan Chu Trinh thăm hỏi, động viên Như Quỳnh vượt lên khó khăn, đạt thành tích cao trong việc học.

Cô gái nhỏ với căn bệnh hiểm nghèo

Hoàng Như Quỳnh sinh năm 2004, quê ở Nam Định, lớn lên tại Đăk Nông. Từ khi sinh ra, em đã không được may mắn như nhiều bạn nhỏ khác. Căn bệnh xương thủy tinh khiến em không thể đi lại bình thường, chiều cao chậm phát triển, hô hấp kém, suy giảm thính lực, chân tay yếu. Mọi hoạt động sinh hoạt đều cần sự giúp đỡ từ gia đình.

Bố mẹ của Quỳnh làm nghề nông, gia đình không khá giả nhưng vẫn đưa em đi chạy chữa nhiều nơi. Rồi bệnh trở nặng, hiện tại em chỉ uống thuốc chứ không điều trị nữa.

Dù rằng căn bệnh quái ác đã làm cho cơ thể không được phát triển như đúng độ tuổi, sức khỏe, giọng nói yếu nhưng ánh mắt em sáng ngời, chứa đầy sự lạc quan.

Quỳnh kể rằng: “Khi còn nhỏ, nhìn thấy các bạn học chạy nhảy vui đùa trong giờ ra chơi, còn mình thì chỉ có thể ngồi một chỗ, em cảm thấy tủi thân và buồn lắm. Em tự hỏi vì sao mình không thể đi lại bình thường như các bạn. Đôi khi em còn mặc cảm và tự ti, không muốn giao tiếp với mọi người".

Như Quỳnh năng nổ trong mỗi tiết học.
Như Quỳnh năng nổ trong mỗi tiết học.

Suốt những năm đi học, bố và mẹ của Quỳnh thay phiên đưa em đến lớp bất kể nắng mưa. Điều khó khăn nhất đối với em là việc đến trường vào những ngày mưa, nhất là những năm học cấp 3. Do địa hình trường khá dốc, nhiều bậc thang, nên bố phải chở em đi lối phía sau trường học, rồi bế em vào lớp.

Như Quỳnh nghẹn ngào chia sẻ: “Những lúc như thế, em lại càng cảm thấy thương bố nhiều hơn. Bố mẹ dù có vất vả, bận rộn đến thế nào cũng chưa từng để em phải nghỉ học.”

Quyết tâm theo đuổi ước mơ

Không thể có một cơ thể khỏe mạnh nhưng Quỳnh rất cố gắng, nỗ lực trong học tập. Từ cấp 1 đến cấp 2, Như Quỳnh đều là học sinh giỏi, lên cấp 3 em cũng là một trong những học sinh xuất sắc của trường.

“Có lúc em cũng suy sụp lắm, nhưng nghĩ rằng bản thân đã không thể có một cơ thể tốt như những người khác, mà còn thụ động, chán nản nữa thì sau này tương lai sẽ mờ mịt. Vì vậy em cần phải cố gắng, chăm chỉ hơn nữa để bù vào phần còn thiếu. Chỉ có nỗ lực học tập thật tốt thì mới có thể thay đổi tương lai của mình”.

Cô Võ Tuyết Thành - Giáo viên chủ nhiệm của Như Quỳnh năm lớp 10 và lớp 11, Trường Trung học THPT Phan Chu Trinh cho biết: "Như Quỳnh ngoan, hiếu học. Vượt qua khó khăn vì không thể đi lại được nhưng tinh thần học tập của em luôn bền vững và đáng trân trọng.

Quỳnh không vì khó khăn của bản thân mà trở nên nhụt chí. Bố mẹ của em cũng rất yêu thương em, không quản ngại mưa nắng chở em đi học mỗi ngày. Quỳnh cũng rất khiêm tốn, nhưng luôn không ngừng cố gắng và biết trân trọng sự yêu thương của gia đình".

Bố của Như Quỳnh đưa em đến lớp.

Bố của Như Quỳnh đưa em đến lớp.

Như Quỳnh cho biết em rất muốn học đại học, nhưng vì tình hình sức khỏe nên em chọn theo học ngành công nghệ thông tin tại Trung tâm Nâng cao năng lực cho người khuyết tật Nghị Lực Sống ở Hà Nội. Em mong muốn sẽ học nâng cao hơn.

Hiện tại mẹ là người đi theo và chăm sóc Quỳnh trong quá trình em theo đuổi ước mơ học tập. Cô gái xương thủy tinh "bật mí", em còn có một nguồn cảm hứng, nguồn động lực khác nữa để phấn đấu, đó là chú Nick Vujicic - người đàn ông không có tứ chi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.