NGHĨ KHÁC khiến chúng ta suy nghĩ về cách con người sử dụng đồ nhựa trong cuộc sống hàng ngày, từ đó đẩy mạnh sự trao đổi về vấn đề về bảo vệ môi trường. Những tác phẩm được trưng bày tại triển khai thác nhựa như một chất liệu có sự tương đồng với vải và giấy.
Tác phẩm của học sinh Việt Nam |
Chúng cũng mang đến một cái nhìn mới mẻ, tích cực hơn về việc tái sử dụng rác thải nhựa để tạo thêm vẻ đẹp cho cuộc sống. Những tác phẩm chính của triển lãm, những bộ váy áo làm từ nilong, cũng là một thông điệp gửi tới ngành thời trang hiện nay, một ngành công nghiệp đang góp phần gây ô nhiễm môi trường trên toàn cầu.
Nghệ sĩ Bianca Hoffrichter giới thiệu tác phẩm của mình |
Các tác phẩm của Bianca được lấy cảm hứng từ những bộ sưu tập tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và các mẫu vật lịch sử được trưng bày tại Bảo tàng không gian văn hóa Mường.
Nghệ sĩ Bianca Hoffrichter mặc chiếc áo làm từ nilon |
Bianca cho biết: “Tôi thấy có nhiều cơ hội để liên kết những cách làm truyền thống của người dân tộc thiểu số Việt Nam cũng như của Thổ dân Úc bởi họ đều sống rất thân thiện với môi trường. Theo tôi, chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau, và với vốn kiến thức tổng hợp từ hai nền văn hóa, ta có thể cùng nhau giải quyết vấn đề môi trường.”
Học sinh sáng tạo tại lễ khai mạc |
Để chuẩn bị cho triển lãm, Bianca đã tổ chức một buổi hội thảo về vẽ và thêu trên chất liệu nhựa cho các bạn học sinh đến từ một số trường tại Hà Nội. Các em cũng được khuyến khích tự chụp lại những hình ảnh về đồ nhựa trong cuộc sống hàng ngày.
Các vị khách tham quan triển lãm |
Bianca mong muốn thông qua buổi hội thảo này các công dân trẻ sẽ nghĩ khác về cách chúng ta đang sử dụng đồ nhựa và có những ý tưởng sáng tạo trong việc tái sử dụng chúng.
Tác phẩm của học sinh vẽ tại lễ khai mạc |
Bianca là một trong hơn 1.500 sinh viên tham gia chương trình Colombo Mới (NCP) đã và sẽ sang Việt Nam học tập tính đến hết năm 2018.
Một góc triển lãm |
Dự án lần này của Bianca nằm trong hàng loạt các hoạt động mà sinh viên NCP thực hiện cùng các cộng đồng khác nhau để góp phần thắt chặt mối liên kết giữa nhân dân hai nước và đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam.
Bà Dương Thị Hằng - PGĐ Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam: “Việc đồng tổ chức hội thảo và triển lãm lần này chính là hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội của một thiết chế văn hóa như Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Và hơn thế, chúng tôi nghĩ rằng, đây chính là một cách để có thể tổ chức những hoạt động giáo dục sinh động dành cho học sinh gắn với các vấn đề của xã hội đương đại. Hoạt động giáo dục này sẽ giúp các em thay đổi từ suy nghĩ đến hành vi qua tương tác và trải nghiệm xã hội.”
Bà Stacey Nation - Tham tán Đại sứ quán Úc: “Triển lãm lần này có thể thách thức định nghĩa truyền thống về một triển lãm nghệ thuật bởi nó sử dụng cách thể hiện đương đại để phản ánh các vấn đề xã hội. Ban tổ chức cũng cho trưng bày tác phẩm của các bạn học sinh để giúp đưa nghệ thuật đến gần với cuộc sống hàng ngày. Đây cũng là một minh chứng cho thấy ai trong chúng ta cũng đều có khả năng sáng tạo và cách thức riêng để bảo vệ môi trường, và chúng ta trân trọng mọi nỗ lực của họ.”