Nghi cãi nhau với mẹ, nam thanh niên "hẹn gặp gia đình kiếp sau" rồi nhảy cầu tự tử

GD&TĐ - Nam thanh niên sau khi cãi nhau với mẹ thì đến nhà người quen gửi xe máy và để lại một tờ giấy trong cốp ghi “hẹn gặp gia đình kiếp sau” rồi tự tử.

Nhiều người dân hiếu kì đứng xem trên cầu 14. Ảnh: Trúc Hân.
Nhiều người dân hiếu kì đứng xem trên cầu 14. Ảnh: Trúc Hân.

Ngày 9/4, một lãnh đạo Công an TP.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, hiện lực lượng chức năng đang tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi nam thanh niên nghi nhảy cầu tự tử.

Nạn nhân được xác định là Phạm Sơn Giang (SN 1991, trú đường Đinh Công Tráng, phường Tân Tiến, TP. Buôn Ma Thuột).

Theo thông tin ban đầu, vào sáng cùng ngày một số người dân đi qua khu vực cầu 14 (xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột - đoạn giáp ranh hai tỉnh Đắk Lắk – Đắk Nông) phát hiện một thi thể nổi trên mặt nước.

Ngay sau đó, người dân đã hô hoán, đồng thời trình báo lên cơ quan chức năng. Nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã có mặt để khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.

Bước đầu, cơ quan công an xác định: Chiều 7/4 Giang cãi nhau với mẹ mình rồi bỏ nhà đi. Sau đó, Giang đến nhà người quen ở thôn 6 (xã Hòa Phú) gửi xe rồi bỏ đi tiếp. Đến hôm nay người dân phát hiện thi thể nổi trên sông.

Qua khám nghiệm ban đầu, cơ quan chức năng không phát hiện cơ thể nạn nhân bị ngoại lực tác động. Bên cạnh đó, kiểm tra cốp xe của Giang, cơ quan chức năng phát hiện có một tờ giấy ghi “hẹn gặp gia đình ở kiếp sau”. Do đó, nhiều khả năng đây chỉ là một vụ tự tử.

Hiện vụ việc tiếp tục được điều tra, làm rõ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhóm tác giả nghiên cứu bột vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt giúp nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.

Vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt

GD&TĐ - Thức ăn hữu cơ từ bột vỏ sầu riêng lên men giúp vịt mau lớn, tăng sức đề kháng là sản phẩm của nhóm HS Trường THPT Huỳnh Tấn Phát (Bình Đại, Bến Tre).
Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.