Nghệ thuật xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh

GD&TĐ - Xây dựng các mối quan hệ trong quản lý để có được môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện, tiện ích… đòi hỏi người Hiệu trưởng thực sự khéo léo và có “tâm”.

Nghệ thuật xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh

Tích cực xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh

Ông Nguyễn Văn Hảo - Sở GD&ĐT cho rằng, môi trường sư phạm là nơi tạo ra những giá trị chân, thiện, mỹ của những người làm công tác giáo dục. Vì vậy, người lãnh đạo cần quan tâm tích cực trong việc xây dựng nhà trường thực sự lành mạnh, thân thiện, tiện ích nhằm khơi dậy khả năng lao động sáng tạo của thầy và trò. Đồng thời tạo nên tình cảm tốt đẹp của mỗi người khi nhớ về một thời cắp sách đến trường.

Môi trường sư phạm lành mạnh là không có tệ nạn xã hội xâm nhập học đường cũng như những tác động xấu khác ảnh hưởng đến môi trường giáo dục.

Những tác động này không chỉ diễn ra trong nhà trường mà tiếp tục xảy ra khi các em học sinh đi và về từ nhà đến trường.

Do vậy việc ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực này không chỉ do nhà trường mà cần đến sự quan tâm của chính quyền địa phương và các lực lượng ngoài xã hội.

Môi trường sư phạm thân thiện và tiện ích đòi hỏi người quản lý cần tạo ra một không gian xanh, sạch, đẹp, đầy đủ các trang thiết bị hiện đại cần thiết phục vụ cho hoạt động giảng dạy và giáo dục.

Thực tế, ở nhiều nơi do điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn và việc chăm sóc nhà trường chưa thực sự tươi đẹp do ý thức bảo quản và giữ gìn vệ sinh còn kém nên tạo ra những phản cảm của những người đến trường.

Từ đó, làm cho các thành viên có tâm lý chán nản, chưa gắn bó với nhà trường và chưa thực sự tâm huyết với nghề dạy học.

Môi trường làm việc thân thiện còn đòi hỏi người lãnh đạo cần tổ chức và sắp xếp công việc thực sự khoa học, lôi cuốn, hấp dẫn, nhiều hoạt động đa dạng, phong phú và không để lãng phí thời gian cũng như thời gian chết gây vô vị, nhàm chán cho mọi người.

Vì vậy, để xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện, tiện ích đòi hỏi người lãnh đạo phải quan tâm đầu tư chăm sóc nhà trường thường xuyên và nhắc nhở mọi người cùng tích cực tham gia.

Qua đó, người hiệu trưởng cần tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo và các lực lượng xã hội nhằm huy động các nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ, giúp đỡ nhà trường ngày càng khang trang tươi đẹp, tạo tiền đề vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Các quan hệ trong ứng xử và giao tiếp.

Nhấn mạnh ứng xử và giao tiếp trong nhà trường có ý nghĩa quan trọng xây dựng bầu không khí vui tươi phấn khởi, xây dựng nội bộ đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, ông Nguyễn Văn Hảo đồng thời cho rằng, ứng xử và giao tiếp tốt cũng góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người, cũng như góp phần hình thành nề nếp kỷ cương học đường ngày càng tốt hơn.

Thực tế đã có tình trạng cấp uỷ, chính quyền địa phương khoán trắng nhiệm vụ giáo dục cho nhà trường, nhưng cũng có những nơi lại nhúng tay quá sâu vào chuyên môn tạo ra những hiệu ứng trái chiều giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Từ đó, làm giảm hiệu lực quản lý đối với bộ máy lãnh đạo nhà trường.

 Thực tế đã có những nhà trường do hiệu trưởng cư xử thiếu khéo léo, thiếu tế nhị nên đã tạo ra những mâu thuẫn, va chạm không cần thiết, tạo nên không khí làm việc căng thẳng, không phát huy tính năng động sáng tạo của các thành viên trong nhà trường.

Để có những hành vi ứng xử có văn hoá cần đòi hỏi trước tiên ở thái độ tôn trọng lẫn nhau từ lời nói đến cách cư xử sao cho làm hài lòng người khác. Đó có thể là hành vi hết sức giản đơn, nhưng nếu đụng chạm đến danh dự và xúc phạm đến nhân phẩm người khác thì cũng cần hết sức tránh.

Trong nhà trường, ngoài cách ứng xử tốt đẹp giữa đồng nghiệp, người quản lý cần chú ý việc xây dựng phong cách ứng xử tốt đẹp giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với nhau nhằm tạo nên môi trường sư phạm lành mạnh trong sáng, đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.

Đặc biệt là trong quy tắc ứng xử giữa giáo viên với học sinh cần giữ mối quan hệ tốt đẹp với phương châm “Thầy mẫu mực, trò chăm ngoan”. Đồng thời hết sức tránh tình trạng thầy trò có cách ứng xử thiếu tôn trọng lẫn nhau để đi đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra và gây tai tiếng cho ngành giáo dục.

Quan hệ ứng xử trong quản lý còn đòi hỏi người lãnh đạo phải thể hiện mối quan hệ tốt đẹp với các đối tượng có liên quan đến nhà trường như phụ huynh học sinh, các lực lượng ngoài xã hội và nhân dân.

Đây là những nhân tố quan trọng trong việc kết hợp 3 môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội. Đặc biệt là vai trò chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương đối với việc quan tâm đầu tư, cũng như hỗ trợ về vật chất và tinh thần đối với nhà trường.

Thực tế đã có tình trạng cấp uỷ, chính quyền địa phương khoán trắng nhiệm vụ giáo dục cho nhà trường, nhưng cũng có những nơi lại nhúng tay quá sâu vào chuyên môn tạo ra những hiệu ứng trái chiều giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Từ đó, làm giảm hiệu lực quản lý đối với bộ máy lãnh đạo nhà trường.

Để khắc phục tình trạng này, đòi hỏi người quản lý cần phải tích cực tham mưu với địa phương, cần tạo ra mối quan hệ gắn bó, thường xuyên với các cấp lãnh đạo để có sự am hiểu và giúp đỡ nhà trường ngày càng tiến bộ.

Cũng đã có những bộ máy quản lý nhà trường thực sự đoàn kết tốt, quan hệ ứng xử hài hoà tốt đẹp từ trong ban giám hiệu đến tập thể giáo viên. Đặc biệt là có sự ủng hộ tích cực của cấp uỷ, chính quyền, ban ngành đoàn thể, phụ huynh học sinh và các lực lượng khác ngoài nhà trường nên họ đã tổ chức thắng lợi mọi nhiệm vụ trong nhà trường và chất lượng giáo dục càng ngày càng được nâng cao.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.