“Nghệ thuật” của người hiệu trưởng

GD&TĐ - Hoạt động quản lý trường học mang tính đa dạng, phức tạp đòi hỏi phương pháp quản lý thực sự khoa học, nghiêm túc, nhưng cũng cần có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh của từng đơn vị trường học.

“Nghệ thuật” của người hiệu trưởng

Bởi vậy, nghệ thuật lãnh đạo khéo léo tài giỏi của người hiệu trưởng là rất cần thiết nhằm tập hợp sức mạnh của tập thể đoàn kết nhất trí cao hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Theo ông Nguyễn Văn Hảo - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Bạc Liêu, vấn đề có tính nhạy cảm và bức xúc nhất hiện nay là việc giải quyết đúng đắn các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường là có ý nghĩa quyết định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Các thành viên trong nhà trường luôn chịu sự tác động của nhiều mối quan hệ trong quản lý. Có thể chia thành nhóm các mối quan hệ như sau:

Các quan hệ trong quản lý mang tính nguyên tắc; quan hệ trong quản lý việc phân công nhiệm vụ; quan hệ trong quản lý nhằm thể hiện tính công khai dân chủ; quan hệ trong quản lý việc đánh giá, thi đua khen thưởng; quan hệ trong quản lý việc xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện, tiện ích…; quan hệ trong ứng xử và giao tiếp…

Các quan hệ này có tính chất hỗ trợ hoà quyện với nhau tạo nên một nhà trường thực sự tốt đẹp, có ý nghĩa giáo dục cao và thúc đẩy mọi thành viên cùng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Vì vậy, nhà quản lý cần phải làm gì để đạt được những yêu cầu đó?

Đừng "vạch lá, tìm sâu"

Các quan hệ trong quản lý mang tính nguyên tắc, theo ông Nguyễn Văn Hảo là những quy định quản lý có tính bắt buộc chung cho tất cả mọi người bao gồm đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định, quy chế chuyên môn của ngành mà tất cả mọi người phải tuân theo. Nếu không thì sẽ vi phạm pháp luật, hoặc vi phạm quy chế.

Để thực hiện tốt yêu cầu quản lý có tính nguyên tắc này, đòi hỏi người đứng đầu phải có trách nhiệm tuyên truyền vận động tất cả các thành viên đều phải am hiểu một cách sâu sắc và đầy đủ. Đồng thời, bản thân mỗi người đều phải có ý thức chấp hành và vận động mọi người cùng thực hiện tốt.

Nếu nhà quản lý có thành kiến cá nhân, có tư tưởng “vạch lá tìm sâu”, trông chờ vào những khuyết điểm sai sót mà bắt tội cấp dưới mình thì không khí làm việc của nhà trường sẽ trở nên căng thẳng. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để xảy ra mâu thuẩn xung đột trong nội bộ nhà trường. 

Tính nguyên tắc còn đòi hỏi người quản lý phải tuân thủ nghiêm nhặt các quy định của cấp trên và cả nội quy đã được thống nhất trong tập thể. 

Từ đó, mọi người không được tuỳ tiện phá vỡ các quy ước, cũng như buông lỏng các nề nếp kỷ cương mà nhà trường đã thống nhất thực hiện gây mất lòng tin của tập thể và cấp dưới.

Vì các yêu cầu quản lý này mang tính bắt buộc cho nên đòi hỏi người đứng đầu phải triển khai nội dung thật chặt chẽ, cụ thể, tỉ mỉ. Quá trình thực hiện phải đảm bảo đúng quy trình, kỹ thuật, đúng tiến độ thực hiện, có theo dõi, kiểm tra đôn đốc thường xuyên, chấn chỉnh và xử lý kịp thời những sai phạm nhằm mang tính răn đe cho mọi đối tượng. Đồng thời biểu dương khen thưởng những tập thể và cá nhân chấp hành tốt.

Vì các quy định mang tính nguyên tắc, nhưng không phải ai ai cũng nắm vững, cho nên người đứng đầu cần thường xuyên giúp đỡ những đối tượng đang gặp khó khăn và cần thiết phải có sự hỗ trợ của nhà quản lý. 

Chẳng hạn như gợi ý cho đối tượng có cách thực hiện phù hợp với hoàn cảnh của mình mà không vi phạm quy định. Có như vậy họ mới cảm nhận sự quan tâm của lãnh đạo và càng gắn bó với nhà trường nhiều hơn.

Ngược lại, nếu nhà quản lý có thành kiến cá nhân, có tư tưởng “vạch lá tìm sâu”, trông chờ vào những khuyết điểm sai sót mà bắt tội cấp dưới mình thì không khí làm việc của nhà trường sẽ trở nên căng thẳng. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để xảy ra mâu thuẩn xung đột trong nội bộ nhà trường.

Cho nên, nghệ thuật lãnh đạo trong trường hợp này đòi hỏi tính nguyên tắc cao của nhà quản lý. Bản thân người lãnh đạo phải tự nghiêm khắc với chính mình và buộc mọi người phải thực hiện.

Nếu cá nhân cố tình vi phạm thì phải mạnh dạn xử lý đến nơi đến chốn. Song cũng cần có sự vận dụng linh hoạt vào từng hoàn cảnh cụ thể của từng đối tượng quản lý để có cách ứng xử phù hợp thì sẽ đem lại hiệu quả tích cực.

Giao đúng người, đúng việc

Nhận định quan hệ trong quản lý việc phân công nhiệm vụ là hoạt động thể hiện rõ vai trò quản lý của hiệu trưởng, hay nói khác đi là thể hiện quyền lực của người lãnh đạo, ông Nguyễn Văn Hảo cũng cho rằng, sự phân công giao việc của người quản lý vừa đảm bảo tính nguyên tắc, tính công khai dân chủ, vừa đảm bảo phù hợp năng lực sở trường mỗi người, vừa đảm bảo sự đồng tình cao của tập thể và cá nhân thực hiện.

Vì vậy, trước khi người lãnh đạo đưa ra những quyết định quản lý và giao nhiệm vụ cho cấp dưới thì cần được bàn bạc một cách dân chủ trong nội bộ và thủ trưởng là người quyết định cuối cùng trên cơ sở ý kiến đóng góp của tập thể.

Tuy nhiên, những quyết định quản lý này phải thực sự phù hợp với đối tượng thực hiện và không có biểu hiện thiên vị, không trù dập, không vì quyền lợi cá nhân thì nó sẽ mang tính thuyết phục cao và người chấp hành sẽ thực hiện có hiệu quả tốt.

Ngược lại, nếu quyết định thực thi mang tính gượng ép, áp đặt chủ quan, miễn cưỡng, không phù hợp khả năng thì sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng công việc. Đồng thời, đó là một trong những nguyên nhân sâu xa đưa đến tâm lý so bì, thắc mắc, khiếu nại dẫn đến mất đoàn kết nội bộ.

Với giáo viên, trong thực tế do cuộc sống còn nhiều khó khăn, một số thầy cô phải bươn chải để mưu sinh, có những người phải lo dạy thêm để kiếm sống. Do vậy, có đôi lúc họ chưa làm hết trách nhiệm của mình khi đứng trên bụt giảng.

Một số ít giáo viên có biểu hiện thiên vị, vụ lợi, trù dập học sinh chỉ vì quyền lợi cá nhân. Từ đó, họ làm xoáy mòn đi mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò cũng như gây mất lòng tin với phụ huynh học sinh.

Đây là vấn đề khá phức tạp đòi hỏi các cán bộ quản lý phải có nhiều giải pháp đồng bộ.

Song nhiệm vụ quan trọng là vai trò giám sát thường xuyên quá trình dạy và học của những người làm công tác chuyên môn, thường xuyên kiểm tra đánh giá giờ dạy theo định kỳ hoặc đột xuất để chấn chỉnh kịp thời những hạn chế của giáo viên, cũng như có những biện pháp động viên khen thưởng những người có thành tích tốt, tận tuỵ với công việc thì mới có thể góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Trong hoạt động quản lý, người lãnh đạo cần phải thường xuyên kiểm định lại các quyết định quản lý của mình thông qua mối quan hệ giữa mục tiêu và động lực.                                             Một quyết định đúng đắn, phù hợp của người quản lý thì nhất định sẽ khơi nguồn động lực sáng tạo của cả tập thể.

 Đối với việc điều chỉnh các chức danh và phân công chuyên môn trong nhà trường thì đòi hỏi người hiệu trưởng cần phải dè dặt, khéo léo, tế nhị hơn khi thay đổi nhiệm vụ của các thành viên.

Thực tế cho thấy đã có hiện tượng sốc về tâm lý do thay đổi chức danh quản lý một cách đột ngột hay do người lãnh đạo thực hiện sai quy trình mà lẽ ra phải nhắc nhở, phê bình, góp ý, kiểm điểm khi họ chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ để họ có cơ hội sửa chữa khắc phục tốt hơn. Nếu họ không chấn chỉnh thì sẽ thực hiện các bước tiếp theo.

Mặc dù việc phân công nhiệm vụ và thay đổi chức danh là thẩm quyền của hiệu trưởng, đây là mối quan hệ trong quản lý giữa người ra lệnh và người chấp hành, song người lãnh đạo cần lường trước những tình huống khó xử khi cấp dưới của mình chấp hành một cách miễn cưỡng, mang nặng tâm lý bi quan chán nãn và ngấm ngầm trở thành đối tượng để chống đối hiệu trưởng hoặc chia bè kéo cánh gây mất đoàn kết nội bộ.

Vì vậy, trong hoạt động quản lý, người lãnh đạo cần phải thường xuyên kiểm định lại các quyết định quản lý của mình thông qua mối quan hệ giữa mục tiêu và động lực. Một quyết định đúng đắn, phù hợp của người quản lý thì nhất định sẽ khơi nguồn động lực sáng tạo của cả tập thể.

(Còn nữa)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Israel trưng bày mảnh vỡ của tên lửa Iran.

Tên lửa 18 tấn đã được phóng vào Israel

GD&TĐ - Cuộc tấn công của Iran vào Israel ngày 1 tháng 10 đã sử dụng tên lửa đạn đạo hiện đại hạng nặng có khả năng phá hủy hoàn toàn một tòa cao ốc.