Nghệ An: 1 người tử vong, 1 tàu hàng mất liên lạc sau bão

GD&TĐ - Khoảng 1h sáng ngày 17/7, cơn bão số 2 (bão Talas) bắt đầu đổ bộ vào đất liền tỉnh Nghệ An và quần thảo nhiều giờ sau đó. Thông tin ban đầu đã có 1 người chết và 1 tàu hàng có 13 thuyền viên mất tích.

Nghệ An: 1 người tử vong, 1 tàu hàng mất liên lạc sau bão

Tại Nghệ An, theo thống kê ban đầu đến 5h sáng 17-7, bão số 2 làm 1 người tử vong (bà Nguyễn Thị Mai, SN 1969, thị xã Hoàng Mai do bị sập xà mái tôn). Con bão số 2 cũng khiến 2.872 nhà, ốt bị tốc mái, trong đó có 1 trụ sở ủy bạn, 1 trạm y tế, 2 trường học và 2 nhà tập thể. Nhiều công trình hạ tầng giao thông, điện, hoa màu... bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trên 2.000 ha vừng bị đổ, 300ha dưa hấu bị ngập, 350ha keo bị đổ và hàng nghìn cây bị đổ.

Theo tin từ bộ đội đảo Ngư, vào 1 giờ sáng nay, gió lớn gây sóng dữ dội đã làm một tàu chở than neo đậu gần đảo bị đánh chìm. Thời điểm tàu mất liên lạc rồi mất tích trên tàu có 13 thuyền viên. Theo báo cáo nhanh của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Nghệ An, vào 2h10 ngày 17/7, đơn vị nhận được thông báo của Tàu Lam Hồng 99 về việc tiếp nhận tín hiệu cấp cứu tàu VTB26. Tàu có tải trọng 5.100 tấn + hàng 4.700 tấn (than) , lý trình Hải Phòng – Cửa Lò, bị lật nổi đuôi tàu cách đảo Ngư (thị xã Cửa Lò, Nghệ An) 800m về hướng Bắc.

Bộ Chỉ huy BĐPB Nghệ An đã thành lập Sở chỉ huy tại khu vực Cảng Cửa Lò, đồng thời báo cáo các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An, Quân khu 4, Bộ tư lệnh Biên phòng, Biên phòng Hà Tĩnh và các đơn vị tuyến biển phối hợp với ngư dân tổ chức tìm kiếm, cứu nạn 13 thuyền viên.

Theo báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Nghệ An, trước khi bão số 2 đổ bộ vào có 3.754 phương tiện tàu thuyền/16.894 lao động neo đậu tại bến; 158 phương tiện/1.629 lao động neo đậu ngoài địa bàn và 91 phương tiện ngoài tỉnh với 493 lao động về neo đậu an toàn tại các bến tàu của Nghệ An.

Theo thông tin từ trung tâm dự báo khí tượng quốc gia, cơn bão số 2 bắt đầu đi vào vùng ven biển khu vực tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh lúc 0 giờ sáng cùng ngày. Khi đi sâu vào đất liền, bão có cường độ gió mạnh cấp 7 - cấp 9, giật cấp 10 - cấp 11. Cơn bão quần thảo liên tục từ lúc 0 giờ đến khoảng 3 giờ 30 phút. Gió bão giật mạnh nhất là trong khoảng từ 2 giờ 30 phút đến 3 giờ 30 phút.

Tại TP Vinh, khi cơn bão số 2 đổ bộ vào kèm mưa lớn, gió giật khiến nhiều cây cối, cột điện đổ gãy, nhiều tuyến đường ngập cục bộ, địa bàn thành phố mất điện trên diện rộng.

Đến 7h sáng nay, mưa đã ngớt, gió nhẹ. Toàn thành phố ngổn ngang cây cối đổ gãy, biển hiệu, mái tôn của nhiều gia đình, hộ kinh doanh… bị sập. Người dân sau một “đêm trắng”, khi bão tan đã bắt đầu dọn dẹp. Lực lượng chức năng cũng có mặt trên các tuyến đường để khắc phục hậu quả sau bão, giải tỏa giao thông.

Các huyện khác như Diễn Châu, Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai… cũng chịu thiệt hại nặng nề của cơn bão số 2, đặc biệt là thiệt hoa màu, lúa đang đến mùa thu hoạch. thủy sản…

Sáng nay, UBND tỉnh Nghệ An có cuộc họp trực tuyến cùng các ngành, các huyện để đánh giá thiệt hại, có phương án khắc phục sau khi bão tan. Hiện các thiệt hại sau bão vẫn đang tiếp tục được thống kê, cập nhật.

Nghệ An: 1 người tử vong, 1 tàu hàng mất liên lạc sau bão ảnh 1Nghệ An: 1 người tử vong, 1 tàu hàng mất liên lạc sau bão ảnh 2Nghệ An: 1 người tử vong, 1 tàu hàng mất liên lạc sau bão ảnh 3Nghệ An: 1 người tử vong, 1 tàu hàng mất liên lạc sau bão ảnh 4Nghệ An: 1 người tử vong, 1 tàu hàng mất liên lạc sau bão ảnh 5

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.