Những nỗi đaukhông thể xóa nhòa
Ngày 10/8/1961 được ghi dấu bằng việc quân độiMỹ bắt đầu rải chất độc da cam ở Việt Nam nhằm giành ưu thế trong chiến tranh.70 triệu lít thuốc diệt cỏ quân đội Mỹ đã rải xuống Việt Nam, trong đó cóhơn 40 triệu lít chất độc da cam dioxin. Đó là loại chất diệt cỏ được xếp vàohàng những chất nguy hiểm nhất thế giới, bởi loại hóa chất này không chỉ reorắc cái chết, mà nó còn để lại những di chứng cho nhiều đời sau.
Dù tuyên bố chưa từng sử dụng vũ khí hóa họctrong Chiến tranh Việt Nam, nhưng trên thực tế Quân đội Mỹ vẫn âm thầm sử dụngthứ vũ khí giết người hàng loạt này và gắn cho chúng cái mác "vũ khí phisát thương".
Tên chất độc da cam là được gọi theo màu củacác công-ten-nơ vận chuyển loại chất diệt cỏ này, chúng có một sọc màu da camđể đánh dấu.
Quân đội Mỹ đã từng sử dụng 15 loại thuốc diệtcỏ khác nhau tại Đông Nam Á, bao gồm các loại chất độc màu da cam, xanh, trắng,hồng và tím, tất cả đều là hỗn hợp của các loại thuốc diệt cỏ khác nhau.
Trong đó, chất độc da cam là hỗn hợp hai loạithuốc diệt cỏ 2-4-D và 2-4-5-T. Chất độc da cam được phát hiện trong một nghiêncứu của tiến sĩ thực vật học Arthur W.Galston. Tuy nhiên ông không có chủ địnhtạo ra một loại chất độc hóa học mà chỉ muốn sử dụng nó như một phần trongnghiên cứu của mình. Sau đó, chất độc da cam được quân đội Mỹ sử dụng trongchiến tranh Việt Nam.
Chính Galston đã trở thành một trong những nhà vận độnghàng đầu để chống lại việc sử dụng chất độc da cam. Sau đó làn sóng phản đốilan rộng, cho rằng đây là hành vi vô đạo đức. Trước sự phản đối gay gắt của thếgiới và chính người dân Mỹ, tổng thống Nixon đã phải ra lệnh cấm sử dụng loạichất độc này.
Thực tế, quân đội cũng như người dân Việt Namlà những người phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất. Nhưng chính những ngườilính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam cũng đã phải gánh chịu tác hại của chất độcda cam do tiếp xúc hóa chất. Năm 1978, Bộ Cựu chiến binh của Mỹ đã thành lậpmột chương trình giúp đỡ các cựu chiến binh bị nhiễm chất độc da cam. Chươngtrình đã kiểm tra sức khỏe của trên 300.000 cựu chiến binh đã từng tham giachiến tranh Việt Nam. Họ được chăm sóc sức khỏe, bồi thường thiệt hại do việctiếp xúc với chất độc da cam, bên cạnh đó chương trình còn hỗ trợ con cái củacác cựu chiến binh khi sinh ra bị dị tật, chăm sóc y tế và giáo dục đặc biệt.
Chiến tranh đã qua đi rất lâu, nhưng những nỗiđau mà các nạn nhân chất độc da cam phải gánh chịu vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai.Có người dị tật, khiếm khuyết, có người bị ảnh hưởng trí não và trở thành gánhnặng cho gia đình, xã hội. Đó là vết thương dù không chảy máu, nhưng nó daidẳng và là nỗi ám ảnh của nhiều người dân Việt Nam.
Chất độc da cam đã làm môi trường bị ô nhiễmnặng nề, các hệ sinh thái bị đảo lộn. Nó làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bịphơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân với biết bao thảm cảnh mà nhiều thếhệ phải hứng chịu.
Ngoài hàng trăm nghìn người đã thiệt mạng vìphơi nhiễm độc chất đáng sợ này, con cháu của họ cũng đang phải vật lộn chốngchọi với các di chứng, bệnh tật hiểm nghèo như liệt hoàn toàn hay một phần cơthể, mù lòa, câm điếc, thiểu năng trí tuệ, tâm thần, ung thư, dị dạng, dị tậtbẩm sinh…
Chungtay xoa dịu nỗi đau
Công tác khắc phục hậu quảchất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đối vớimôi trường và sức khỏe con người là vấn đề vừa cấp bách vừa lâu dài,là trách nhiệm của mỗi cấp ủy Đảng, chính quyền, của cán bộ, đảngviên và các tổ chức trong hệ thống chính trị trong nhiều năm qua.
Cần xác định nhiệm vụ xử lýdứt điểm về ô nhiễm môi trường trong khu vực còn tồn đọng chấtđộc hóa học và chương trình chăm sóc, giúp đỡ người dân vùng phơinhiễm chất độc da cam vào chương trình an sinh xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hộihằng năm của địa phương, đơn vị. Tăng cường kiểm tra, giám sát, tập trung giảiquyết dứt điểm từng vấn đề; trong đó phải coi trọng việc thực hiện chính sáchđối với nạn nhân chất độc da cam, không để xảy ra tiêu cực khi thực hiện chínhsách này.
Thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW củaBan Bí thư Trung ương "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảiquyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam",những năm qua cấp Ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin các cấp đã có nhiềuhoạt động thiết thực hiệu quả, vận động các tổ chức, nhà hảo tâm trong và ngoàinước chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, cổ vũ động viên nạn nhân chất độc da cam vượt qua nỗi đau bệnh tật,vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Nhận thức được tác hại của chất độcda cam/dioxin và nỗi đau của người bị nhiễm chất độc, trong những năm qua, Đảngvà Nhà nước ta đã ban hành nhiều chế độ, chính sách đối với các gia đình và nhạnnhân bị nhiễm chất độc da cam, dành những khoản chi phí lớn để trợ cấp, chăm sóc sức khỏecho những nạn nhân chất độc da cam, triển khai nhiều dự án tẩy độc, phục hồi môi trườngsinh thái, xây dựng các Làng "Hòa Bình", "Hữu Nghị" và nhiều trung tâm nuôi dưỡngtrẻ khuyết tật theo hình thức tập trung hoặc bán trú, nuôi dưỡng hàng nghìn nạnnhân dị dạng, dị tật do ảnh hưởng chất độc da cam. Sự giúp đỡ đó đã mang lại lòng tin vànghị lực cho nhiều người vươn lên từ nỗi đau da cam trong cuộc sống.
Ngày 24/5/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số70/QĐ/TTg về tiếp cận và tận dụng sáng tạo các mặt tích cực của cuộccách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) để chủ động hợp tác, kết nối, phát huy trítuệ nhân tạo - khoa học công nghệ, huy động mọi nguồn lực trong xã hội, ngườiViệt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế trong khắc phục hậu quả bom mìn và chấtđộc hóa học (CĐHH) sau chiến tranh ở Việt Nam. Đây là một hoạt động mang nộihàm đạo lý nhân văn cao cả, cộng đồng hãy cùng nhau khắc phục hậu quả CĐHH đốivới môi trường và con người Việt Nam.
Bàiphát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại phiên thảo luận cấp caoĐại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73 ngày 27/9/2018 tại New York (Hoa Kỳ) đã đềcập đến vấn đề hòa bình, tự do và thịnh vượng luôn là mong mỏi, khát vọng củamọi dân tộc trong thời đại CMCN 4.0, trong đó có nhân dân Việt Nam.
Đểtrực tiếp quản lý, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đãđược thành lập tháng 1/2004, cùng với việc hình thành các chương trình nghiêncứu khoa học và công nghệ cấp Nhà nước: Chương trình 10-80 do Bộ Y tế chủ trì,Chương trình 33 do Bộ KH&CN, Bộ TN&MT chủ trì... Chương trình 701 doBộ Quốc phòng chủ trì… Điều đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhànước ta đối với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, đặc biệt đối với nạnnhân chất độc da cam Việt Nam.
Từ năm 2004, ngày10/8 hàng năm được lấy làm ngày "Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam". Theo đó,Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội đã xây dựng nhiều chính sách và hoạt độngthiết thực nhằm giải quyết hậu quả chất độc hoá học do Mỹ gây ra ở Việt Nam,cùng chia sẻ nỗi đau với các nạn nhân chất độc da cam /dioxin.
Cần khẳng định, côngcuộc chung tay xoa dịu nỗi đau da cam là trách nhiệm của toàn xã hội, giúp cácnạn nhân vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.