Ngành tuyên giáo cần chú trọng hơn nữa giáo dục lý luận chính trị

Ngành tuyên giáo cần chú trọng hơn nữa giáo dục lý luận chính trị

(GD&TĐ)-Đó là phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt Ban Tuyên giáo Trung ương diễn ra ngày hôm nay (7/2) tại Hà Nội.

Tổng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: ngành tuyên giáo cần gương mẫu đi đầu trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...

Báo cáo tình hình công tác tuyên giáo năm 2011 đến nay và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới do đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết: Năm qua, công tác tuyên giáo đã đạt được những kết quả rất đáng kể, khá toàn diện, góp phần quan trọng vào việc xây dựng Đảng và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đất nước. Ngành Tuyên giáo đã tham gia tích cực và có hiệu quả các hoạt động phục vụ Đại hội Đảng, tổ chức tốt việc học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, tham mưu, ban hành các kế hoạch, văn bản hướng dẫn, tài liệu học tập nghị quyết.

Ngành Tuyên giáo đã hoàn thành một khối lượng lớn việc tham mưu về lĩnh vực công tác tư tưởng, văn hóa văn nghệ, khoa giáo và thông tin đối ngoại, thường xuyên nắm tình hình, đề xuất giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn cụ thể... Công tác tuyên giáo đã bám sát để tuyên truyền, chỉ đạo và định hướng tuyên truyền về các hoạt động của Đảng, Nhà nước, các ngành, địa phương, cổ động các phong trào, sự kiện quan trọng, định hướng dư luận trước những vấn đề “nóng," nổi cộm và bức xúc trong xã hội; tổ chức đấu tranh nhằm uốn nắn các nhận thức lệch lạc, phản bác quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, bảo vệ đường lối của Đảng và các chủ trương lớn của Nhà nước...

Thay mặt Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng biểu dương đội ngũ những người làm công tác tuyên giáo trong cả nước, đã nỗ lực cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần vào thành tựu chung của đất nước.

Phân tích bối cảnh tình hình trong nước và thế giới trong giai đoạn hiện nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhất trí 6 nhiệm vụ trọng tâm mà Ban Tuyên giáo Trung ương đã đề ra trong năm 2012, đồng thời nhấn mạnh 4 vấn đề quan trọng ngành Tuyên giáo cả nước cần tập trung thực hiện tốt trong thời gian tới.

Một là, phải nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn vị trí, vai trò quan trọng của công tác Tuyên giáo, công tác xây dựng Đảng về chính trị tư tưởng trong tình hình mới. Công tác tư tưởng luôn quan trọng hàng đầu, nhưng yêu cầu, cấp độ ngày càng cao hơn, với trình độ nhận thức cao hơn. Cụ thể, cần thấm nhuần, hiểu kỹ những những nội dung mới trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta (bổ sung, phát triển năm 2011)..., những tư tưởng mới về phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, về hội nhập quốc tế, về phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ - động lực của sự phát triển... Trong khi đó, trình độ cán bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng cao, đặt ra yêu cầu nhiệm vụ ngày càng khó hơn đối với công tác Tuyên giáo, làm thế nào để tuyên truyền vận động nhân dân đồng tâm hiệp lực triển khai thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng, tránh tình trạng mơ hồ, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu...

Hai là, ngành Tuyên giáo cần bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị năm 2012 và các năm tiếp theo, nắm bắt đúng tâm trạng, tư tưởng của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, triển khai đồng bộ 6 nhiệm vụ mà Ban Tuyên giáo Trung ương đã đề ra một cách bài bản, có chất lượng và hiệu quả cao hơn, với nhiều hình thức, phương pháp mới phù hợp hơn. Công tác tư tưởng, công tác Tuyên giáo phải luôn đổi mới, không thể sáo mòn, bằng nhiều kênh thông tin phong phú, đa dạng, hiện đại.

Tổng Bí thư yêu cầu, ngành tuyên giáo cần bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị năm 2012 và các năm tiếp theo, nắm bắt đúng tư tưởng của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, triển khai đồng bộ 6 nhiệm vụ mà Ban Tuyên giáo đã đề ra một cách bài bản, có chất lượng và hiệu quả cao hơn, với nhiều hình thức, phương pháp mới phù hợp hơn. Công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo phải luôn đổi mới, không thể sáo mòn, bằng nhiều kênh thông tin phong phú, đa dạng, hiện đại.

Tổng Bí thư lưu ý, ngành cần chú trọng hơn nữa việc giáo dục lý luận chính trị, nhằm giữ vững sự kiên định, sự trung thành với lý tưởng của Đảng, chú ý công tác tuyên truyền miệng, tăng cường đối thoại, phát huy hiệu quả các phương tiện báo chí, đặc biệt là báo mạng. Mục tiêu là phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội.

Năm 2012, ngành tuyên giáo cần tập trung thực hiện các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị đã ban hành, nhất là Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 4, đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bổ sung sửa đổi Hiến pháp năm 1992, rồi các vấn đề về phát triển giáo dục, khoa học... vừa tham mưu đề xuất, vừa triển khai tổ chức thực hiện, cả tuyên truyền đối nội và đối ngoại, biểu dương mặt tích cực và đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, bác bỏ các quan điểm thù địch.

Ngành tuyên giáo cần bảo đảm các điều kiện để hoàn thành các nhiệm vụ được giao, trong đó có công tác xây dựng nội bộ ngành, trước hết là xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo, công tác tư tưởng... Hơn ai hết, ngành tuyên giáo cần gương mẫu đi đầu trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...

Bên cạnh đó, phải có sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, có sự phối hợp của các cấp, các ngành; phải có cơ chế chính sách chăm lo điều kiện làm việc, đời sống cho cán bộ tuyên giáo, quan tâm xây dựng cơ quan tuyên giáo cả về tổ chức Đảng, các đoàn thể, cơ quan chức năng.... Hơn ai hết, ngành tuyên giáo cần gương mẫu đi đầu trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh...

Trên cơ sở phân tích những thành tựu, hạn chế trong công tác tuyên giáo thời gian qua, ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cùng đại diện các ban, bộ, ngành đã đề cập nhiều giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tuyên giáo trong thời gian tới, cả về công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền và công tác đấu tranh chống lại những luận điệu sai trái, thù địch.



Xuân Hương

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bệnh nhi bị rắn cắn điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: BVCC

Nguy cơ tử vong khi trẻ bị rắn cắn

GD&TĐ - Rắn độc cắn là một tai nạn khá thường gặp, có thể dẫn đến tử vong nếu xử trí không thích hợp, đặc biệt khi bị rắn hổ cắn.