Ngành Logistics Việt Nam: Cơ hội vượt qua thách thức thời 4.0

GD&TĐ - Giáo sư Devinder Grewal - Tổ chức tiêu chuẩn nghề Australia – vừa trực tiếp đứng lớp khóa tập huấn cho các giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục các trường đào tạo nghề Logistics tại Việt Nam. Vị chuyên gia thuộc tổ chức nghề nghiệp rất uy tín của Australia đã có cuộc trao đổi với báo Giáo dục và Thời đại xung quanh việc đào tạo nghề Logistics, đồng thời có những đánh giá tổng thể về bức tranh ngành Logistics tại Việt Nam hiện nay.

Giáo sư Devinder Grewal thảo luận nhóm cùng các học viên là giảng viên, cán bộ quản lý trường nghề và đại diện các doanh nghiệp Logistics
Giáo sư Devinder Grewal thảo luận nhóm cùng các học viên là giảng viên, cán bộ quản lý trường nghề và đại diện các doanh nghiệp Logistics

Thay đổi cơ bản hệ thống giáo dục và đào tạo

T góc đ ca mt chuyên gia phân tích, theo ông, nhng lý do nào khiến các nhà đu tư nưc ngoài tìm đến Vit Nam ngày càng nhiu?

Có 2 lý do chính khiến các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Việt Nam. Thứ nhất, dây chuyền sản xuất ở Việt Nam hiện đang hoạt động khá hiệu quả. Ngoài ra, chi phí sản xuất ở Việt Nam cũng rẻ hơn các nước khác.

Thứ hai, người dân Việt Nam có tinh thần ham học và có thể nhanh chóng ứng dụng kiến thức vào thực tế. Nếu không có điều đó, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ khó có thể quyết định đầu tư tại Việt Nam. Đó là lợi thế rất lớn của Việt Nam cùng với những thế mạnh trong thương mại quốc tế. Điều này giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thưa ông, đây có phi là lý do Australia rt chú ý h tr cho Vit Nam trong lĩnh vc giáo dc đào to, trong đó có đào to ngh Logistics? Australia s chia s cho Vit Nam nhng bài hc quý giá gì vđào to ngh Logistics ca Vit Nam nhng bài hc quý giá gì?

Việt Nam đã đưa ra những tiêu chuẩn này vào năm 2017, thay đổi cơ bản hệ thống GD – ĐT, nhờ đó, kỹ năng nghề của lao động Việt Nam được nâng cao. Nhiều cơ quan, tổ chức nước ngoài đã hỗ trợ Việt Nam trong công tác này, trong đó có Australia.

Chúng tôi rất vui và tự hào khi đến Việt Nam và giúp Việt Nam phát triển nguồn nhân lực. Bộ tiêu chuẩn này giúp các trường phát triển chương trình giảng dạy. Khối doanh nghiệp cũng tham gia vào quá trình xây dựng bộ tiêu chuẩn và giúp các trường đưa ra những ưu tiên hàng đầu trong quá trình đào tạo. Từ đó, nguồn nhân lực có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp sau quá trình đào tạo. Điều này mang lại rất nhiều lợi ích cho Việt Nam trong tương lai.

Trong quá trình phát triển hệ thống GD - ĐT, chúng tôi đã áp dụng tiêu chuẩn TAFE từ những năm 1980,tính đến nay đã hơn 30 năm rồi. Chúng tôi đã mắc phải nhiều sai lầm và rút ra được những bài học quý giá để Australia là một trong những nước có hệ thống đào tạo nghề chất lượng cao nhất thế giới. Những thành công đó được xây dựng từ nền tảng vững chắc và những bài học thực tế.

Chúng tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm với các bạn. Từ đó, các bạn sẽ không mắc phải những sai lầm trước đây của chúng tôi. Điều này không có nghĩa là chúng tôi không còn gì để cải thiện nữa. Thủ tướng của chúng tôi đã đề cập đến những giai đoạn mới của công cuộc GD-ĐT trong thời đại này. Chúng tôi đang nỗ lực hướng tới mục tiêu đó.

Giáo sư Devinder Grewal
Giáo sư Devinder Grewal 

Vit Nam – Australia: Tương đồng trong phát triển

Theo ông, bi cnh phát trin ngành Logistics Vit Nam và Australia có đim gì tương đng?

Ngành Logistics đã phát triển tại Việt Nam từ lâu và cách đây 2 năm, lĩnh vực này chính thức được thừa nhận. Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong quá trình phát triển lĩnh vực Logistics. Do đó, quá trình đào tạo của chúng ta cần nhìn thẳng vào những kinh nghiệm đó và đưa chúng vào quá trình đào tạo.

Chúng tôi cho rằng bối cảnh ở Việt Nam cũng tương tự như tại Australia. Chúng ta có những hướng đi như nhau. Chúng tôi có những kinh nghiệm giúp Việt Nam phát triển lĩnh vực này nhanh hơn và đáp ứng được những yêu cầu về kĩ năng nguồn nhân lực trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập đến vấn đề này trong 3 buổi tập huấn tiếp theo. Từ đó, ngành Logistics của Việt Nam có thể vượt qua những thách thức của cuộc Cách mạng này.

Đưc biết các chuyên gia Australia đang tư vn, h tr đ doanh nghip ngành Logistics tham gia dn dt các nhà trưng xây dng các tiêu chun ngh, t đó xây dng chương trình đào to. Ông có th chia s kinh nghim ca Australia trong vn đ này?

Chính phủ Australia đã đưa ra những khung cơ bản cho quá trình phát triển. Chúng tôi không đưa ra từng chi tiết mà đặt ra các mục tiêu, hướng đi cho hệ thống giáo dục bậc cao và phát triển các kĩ năng. Chúng tôi cũng đưa ra khung đánh giá chất lượng cho từng bậc học, từ chứng chỉ bậc 1 đến bậc Tiến sĩ với 10 bậc. Chúng tôi tích hợp các tiêu chuẩn đào tạo vào một khung tiêu chuẩn.

 Hệ thống này giúp đảm bảo tiêu chuẩn về kiến thức và kĩ năng làm việc. Học viên có thể làm được nhiều công việc và trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nắm chắc kiến thức, kĩ năng. Doanh nghiệp được hưởng lợi lớn từ việc này còn học viên được tự do, linh hoạt trong công việc, xác định được công việc gì cần làm tiếp theo.

Chính phủ đưa ra khung tiêu chuẩn đào tạo, khối doanh nghiệp đóng góp ý tưởng, thống nhất về khung chương trình đào tạo. Khung chương trình này cũng đã được Chính phủ Việt Nam triển khai. Nhiều trường đào tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã áp dụng các tiêu chuẩn này.

Chúng tôi hợp tác với Aus4skill triển khai những buổi tập huấn tới tháng 8/2019. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với tổ chức này cũng như các cơ quan, bộ ngành khác của Việt Nam nhằm phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động tại Việt Nam. Chúng tôi cố gắng đáp ứng những nhu cầu thực tế tại Việt Nam và phát triển kỹ năng nghề cho từng lĩnh vực tại Việt Nam.

Xin cm ơn ông v cuc trao đi!

Trong nhng năm gn đây, Vit Nam đã có nhiu bưc thay đi đáng mng. Vit Nam đang tham gia vào chui cung ng và ngày càng có nhiu doanh nghip chuyn nhà máy t Trung Quc sang Vit Nam. Nhiu nhà đu tư Hàn Quc, Nht Bn và nhiu nưc khác đang tích cc đu tư vào Vit Nam. H chn Vit Nam là mt xích quan trng trong chui cung ng ca h. Nhiu công ty Australia cũng đã đến Vit Nam và đu tư ti đây. - Giáo sư Devinder Grewal

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lá bài cuối cùng

GD&TĐ - Sau hơn một năm xung đột dữ dội, cả dải đất Gaza gần như đã bị biến thành đống đổ nát và trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ.