Ngành Giáo dục Thừa Thiên – Huế với 4 giải pháp phát triển trong năm học mới

GD&TĐ - Trước thềm năm học 2023 – 2024, ông Nguyễn Tân – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên – Huế chia sẻ 4 giải pháp để giáo dục tỉnh phát triển.

Giáo dục tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có nhiều bước tiến những năm qua (Ảnh: Đại Dương).
Giáo dục tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có nhiều bước tiến những năm qua (Ảnh: Đại Dương).

4 giải pháp cho năm học mới
Thứ nhất, năm học mới gắn liền chuẩn bị về đích lộ trình Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và là năm cuối cùng thực hiện chương trình phổ thông 2006, nên phải hết sức quan tâm đến chất lượng và điều kiện hỗ trợ học tập học sinh khóa cuối cùng của chương trình. Ngành cố gắng nâng cao chất lượng để hoàn thành dạy học, hỗ trợ học tập để hạn chế khó khăn trở ngại đến với các em học sinh.

Thứ hai, Tiếp tục rà soát mạng lưới trường lớp để chủ động sắp xếp bố trí nguồn lực hợp lý theo hướng trường học đạt chuẩn quốc gia; tạo động lực làm việc cho đội ngũ nhà giáo, khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ và sao cho các giáo viên dạy xa được thuyên chuyển, hoán đổi vị trí công tác tiệm cận gần nhà, hợp lý về khoảng cách. Tiếp đến là quy hoạch cán bộ quản lý, chủ động dự báo đội ngũ, đảm bảo cho nguồn tuyển đủ số lượng giáo viên.

Thứ ba, trên cơ sở Nghị quyết HĐND tỉnh đã phê duyệt về Phát triển giáo dục tỉnh đến 2030 và định hướng 2045, ngành sẽ tham mưu tỉnh để bố trí nguồn lực xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia với mục tiêu đến 2025 sẽ tiến tới lộ trình 90% trường đạt chuẩn quốc gia.

Thứ tư, quan tâm xây dựng văn hóa học đường, an toàn trường học như không có ma túy, bạo lực học đường. Và thực hiện tốt chương trình giáo dục địa phương, giáo dục truyền thống và định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Một buổi đánh giá công nhận trường đạt chuẩn quốc gia của Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Một buổi đánh giá công nhận trường đạt chuẩn quốc gia của Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Tạo đà cho năm học mới
“Từ 4 giải pháp trên nhằm nâng cao nâng cao các chỉ số về phát triển chất lượng giáo dục địa phương trong năm học mới. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu Thừa Thiên - Huế là trung tâm đào tạo giáo dục đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, tiến tới xây dựng TP trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54” – ông Nguyễn Tân trao đổi.

Được biết, trong năm học 2022-2023, ngành giáo dục tỉnh Thừa Thiên – Huế đã đổi mới giáo dục phổ thông các lớp 1,2,3,6,7,10 theo hướng dẫn Bộ GD&ĐT và Thông tư 32/2018; chọn sách giáo khoa, chuẩn bị cơ sở vật chất, tập huấn giáo viên trong dịp hè tương ứng các bậc học.

Nhiều hoạt động dành cho học sinh được ngành giáo dục thực hiện.

Nhiều hoạt động dành cho học sinh được ngành giáo dục thực hiện.

Ngành đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy học. Có 62/80 thí sinh thi học sinh giỏi quốc gia đạt giải - đạt 77,55% và nằm trong top 10 cả nước; có thí sinh đạt giải Olympic Vật lý quốc tế; thí sinh lọt vào vòng chung kết Olympia 2023 diễn ra vào tháng 10 sắp tới…

Kết quả về chất lượng đại trà có nhiều phổ điểm thi tốt nghiệp cao, tăng 3 bậc so với 2022; tỷ lệ học sinh đỗ đại học đứng thứ nhì toàn quốc với 62,57%, chỉ sau tỉnh Bình Dương, trong đó các ngành công nghệ thông tin tỉ lệ đỗ đầu vào thứ nhì toàn quốc, dịch vụ du lịch thứ ba. Các kỳ thi tuyển đầu cấp diễn ra nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế.

Thí sinh học sinh giỏi quốc gia tỉnh Thừa Thiên - Huế nằm trong Top 10 cả nước.

Thí sinh học sinh giỏi quốc gia tỉnh Thừa Thiên - Huế nằm trong Top 10 cả nước.

Tỷ lệ học sinh đỗ đại học tỉnh Thừa Thiên - Huế đứng thứ 2 toàn quốc với tỷ lệ 62,57%.

Tỷ lệ học sinh đỗ đại học tỉnh Thừa Thiên - Huế đứng thứ 2 toàn quốc với tỷ lệ 62,57%.

Cơ sở vật chất được đầu tư theo hướng đạt chuẩn quốc gia, từ 62% năm 2022 lên 71% năm 2023 tạo điều kiện dạy và học cho các nhà trường.

Ngành cũng đã quan tâm tạo động lực cho giáo viên công tác, tạo điều kiện luân chuyển cho giáo viên có khoảng cách dạy gần nhà; giảm áp lực hồ sơ sổ sách chuyển sang số hóa.

Ngành giáo dục Thừa Thiên - Huế quan tâm, tạo động lực cho giáo viên giảng dạy (Ảnh: Đại Dương).

Ngành giáo dục Thừa Thiên - Huế quan tâm, tạo động lực cho giáo viên giảng dạy (Ảnh: Đại Dương).

Việc chuyển đổi số được ứng dụng trên nền tảng Hue-S thuận tiện liên lạc phụ huynh khi tích hợp dữ liệu học sinh, học bạ điện tử. Từ đó thuận lợi cho việc quản lý điểm, tuyển sinh trực tuyến, giảm bớt đi lại cho người dân và thông tin công khai minh bạch, khách quan.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hướng dẫn cách làm reading ielts