Ngành GD-ĐT Đại Lộc: Mọi phong trào đều có sức lan tỏa mạnh mẽ

Ngành GD-ĐT Đại Lộc: Mọi phong trào đều có sức lan tỏa mạnh mẽ

(GD&TĐ) - Nếu như ở thời kỳ sau 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nói đến Quảng Nam, người ta thường gắn liền với 8 chữ: “Anh dũng, kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”, thì ngày nay, nói đến Quảng Nam, người ta lại nhớ đến các cụm từ “Địa linh nhân kiệt”, “Ngũ phụng tề phi” từ rất xa xưa để ngợi ca một vùng đất có truyền thống khoa bảng, hiếu học từ lâu đời.

Đặc trưng hơn cả cho sự kế thừa truyền thống ấy là huyện Đại Lộc. Có thể nói, từ nhiều năm qua, ngành giáo dục và đào tạo huyện Đại Lộc, đơn vị được trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhì từ năm 2008, đã đi tiên phong trong mọi phong trào thi đua, xứng đáng là một hình mẫu của đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục.

Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Công Sáu thực hành tập vẽ ngoài trời
Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Công Sáu thực hành tập vẽ ngoài trời

Bất cứ ai đến Đại Lộc cũng cảm nhận được sức sống của một vùng quê bắt đầu từ diện mạo của những ngôi trường. Cũng như những vùng trung du sơn cước khác của Quảng Nam không chỉ nghèo khó do hậu quả kéo dài của chiến tranh, Đại Lộc còn được coi là vùng rốn lũ, mỗi mùa mưa lũ kéo dài hàng năm, ngành GD-ĐT phải gánh chịu khá nhiều tổn thất về cả vật chất lẫn tinh thần. Bất chấp gian khó, giáo dục Đại Lộc vẫn vươn lên, với một niềm tin vào nội lực sẵn có, là trí tuệ, tâm huyết của cả một đội ngũ. Thành công lớn nhất là công tác xã hội hóa giáo dục. Khó có thể kể hết công lao của chính quyền địa phương, các cấp các ngành và nhân dân huyện Đại Lộc để đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị trường học, đảm bảo yêu cầu kiên cố hóa, hiện đại hóa. Từ 5, 10 năm trước, đã thấy những ngôi trường ở Đại Lộc xanh, sạch, đẹp và bề thế hơn hẳn nhiều địa phương khác. Vậy mà nay, chỉ tính riêng trong năm học 2009-2010, toàn ngành đã đầu tư xây dựng trên 30 phòng học với tổng giá trị ước tính gần 8 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước và chương trình kiên cố hóa trường học. Ngoài ra, ngành đã đầu tư nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và sự đóng góp của nhân dân để mua máy vi tính, máy chiếu, máy photo, thiết bị nghe nhìn, SGK, sách tham khảo, thiết bị dạy học, thiết bị chuyên dùng khác…Trong năm học, nguồn kinh phí ngân sách đã đầu tư 150 triệu bổ sung sách-thiết bị cho các trường, và các đơn vị vận dụng từ các nguồn vốn khác bổ sung cho các thư viện đạt chuẩn và thư viện xây dựng nâng mức đạt 200 triệu đồng; các thư viện khác được bổ sung 110 triệu đồng. Thiết bị hỏng và ngoài danh mục tối thiểu do Bộ quy định cũng được các đơn vị bổ sung thường xuyên năm qua trị giá 200 triệu đồng. Tính đến cuối năm đã xây dựng được 42 thư viện đạt chuẩn theo QĐ 01 của Bộ (tỷ lệ 100%); 100% số trường THCS có phòng bộ môn đồng bộ Lý-Công nghệ; Hóa-Sinh.

Trường phòng GD-ĐT Hoàng Kim Tám, người có nhiều phát minh sáng kiến trong công tác quản lý
Trường phòng GD-ĐT Hoàng Kim Tám, người có nhiều phát minh sáng kiến trong công tác quản lý

Kết quả của công tác xã hội hóa ở Đại Lộc chứng tỏ sự chỉ đạo đúng hướng, sự quan tâm ưu ái rất lớn của Đảng bộ, UBND huyện Đại Lộc, đã tác động trực tiếp đối với các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện, trong sự nhìn nhận về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế –xã hội địa phương. Chính từ điều này, không lấy gì làm ngạc nhiên khi Đại Lộc là đơn vị dẫn đầu về công tác phổ cập giáo dục, sớm hoàn thành phổ cập bậc THCS từ năm 2003, khi một số huyện khác trên địa bàn Quảng Nam còn chật vật đi sau. Thật hiếm có nơi nào mà các lãnh đạo chủ chốt của huyện tham dự hầu hết các hoạt động lớn của ngành giáo dục; thậm chí, có người còn bỏ tiền túi ra ủng hộ nhà trường ngay tại chỗ. Điều này không chỉ khẳng định sự phân cấp mạnh trong quản lý nhà nước về giáo dục mà đã khẳng định sức thuyết phục của ngành đối với địa phương. Từ hàng chục năm qua, ngành GD-ĐT Đại Lộc đã tạo được vị thế, uy tín của mình, từ đó làm tốt công tác tham mưu với các cấp đảng, chính quyền, đồng thời tạo sự gắn kết chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể. Nói về uy tín và sức thuyết phục, hiện tại, không còn ai nghi ngờ gì ở 2 chữ “ chất lượng”. Tiếp xúc với đội ngũ cán bộ quản lý Phòng GD-ĐT và các trường ở Đại Lộc, có thể cảm nhận ngay rằng, văn hóa chất lượng hình như đã được ăn sâu trong tác phong, tư duy, hành động của tất cả. Chẳng hạn, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo mới phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong khi nhiều địa phương còn tỏ ra lúng túng, ngại khó thì thầy Hoàng Kim Tám-Trưởng phòng GD-ĐT Đại Lộc bày tỏ niềm vui của mình: “Tôi rất tâm đắc với phong trào này, bởi nó đích thực là của nhà trường, nó sẽ tạo nên một môi trường văn hóa chất lượng mà ở đó cả thầy và trò đều được sáng tạo”. Hơn 3 năm qua, ngành GD Đại Lộc đã coi phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là giải pháp đột phá và lâu dài để nâng cao chất lượng GD toàn diện, đặc biệt là GD nhân cách HS. Nhiều hoạt động vui chơi bổ ích cho HS trong các trường đã được tổ chức thành công như: Biểu diễn văn nghệ, Hội thi đồng dao, Đố vui để học, Rung chuông vàng… Toàn ngành đã tổ chức tặng quà giao lưu với các đơn vị bộ đội nhân ngày 22/12; nhiều trường đã tổ chức quỹ vì bạn nghèo để không có HS nào phải bỏ học vì thiếu thốn. Việc chủ động sưu tầm và hướng dẫn HS hát dân ca và các trò chơi dân gian trong giờ chơi và sinh hoạt tập thể ở hầu hết các trường hiện tại đã trở thành nếp. Cảnh quan và điều kiện CSVC của các nhà trường được cải thiện nhanh chóng, có cây xanh bóng mát, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi HS… Điển hình về phương pháp và hiệu quả tổ chức phong trào là các trường: Tiểu học Nguyễn Công Sáu, Tiểu học Trần Tống, THCS Nguyễn Trãi, THCS Mỹ Hòa, THCS Phan Bội Châu…

Hội thi
Hội thi "rung chuông vàng" tại Trường THCS Nguyễn Trãi - Đại Lộc

Một câu hỏi đặt ra, vì sao Đại Lộc nhanh chóng thích nghi với mọi cuộc vận động, mọi phong trào thi đua của ngành? Phải chăng, đó là trình độ, năng lực của cả đội ngũ ở vùng đất có truyền thống hiếu học lâu đời. Chính vì vậy, Đại Lộc triển khai thực hiện nhiệm vụ “ Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục” cũng không mấy khó khăn. Phòng GD-ĐT cũng là đơn vị thực hiện ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành công việc từ Phòng đến các đơn vị sớm nhất ở Quảng Nam, bằng Websie. Phòng đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, trường học triển khai nghiêm túc việc đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường trách nhiệm trong việc đánh giá kết quả của HS; kết hợp việc kiểm tra chất lượng đầu năm với việc thường xuyên rà soát, phát hiện các trường hợp HS có học lực yếu kém; có khả năng ở lại lớp hoặc bỏ học để xác định trách nhiệm của nhà trường, gia đình, cha mẹ HS; tổ chức phụ đạo, bồi dưỡng, giúp đỡ HS vươn lên học tập tốt. Việc đổi mới PP dạy học, triển khai ứng dụng CNTT của ngành luôn theo sát thực tế, có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo nên đã góp phần làm chuyển biến và nâng cao chất lượng, hiệu quả GD; phần lớn GV, nhất là GV THCS bước đầu đã khắc phục được tình trạng dạy học chủ yếu qua “đọc-chép”. HS có ý thức tự học và cùng học theo nhóm, tổ, lớp; phát triển khả năng hợp tác, khả năng thuyết phục. Do vậy, chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ em tại các cơ sở GD mầm non, kết quả chất lượng 2 mặt hạnh kiểm, học lực của HS các cấp và kết quả công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, công nhận tốt nghiệp THCS; HS giỏi các cấp qua các năm đều ở vị thứ cao trong tỉnh. Riêng năm học 2009-2010, ngành GD Đại Lộc xếp thứ nhì về HS giỏi văn hóa và thực hành.

Khó có thể liệt kê những thành tựu mà ngành GD-ĐT Đại Lộc đạt được trong nhiều năm qua. Và có thể nói, không có thành tựu nào quý giá hơn là niềm tin yêu của toàn xã hội đặt vào những ngôi trường, nơi đang diễn ra khí thế dạy chữ, dạy người có sức lan tỏa không chỉ trong phạm vi của một huyện, một tỉnh mà nhiều tỉnh thành trong cả nước.

 Nguyễn Thanh Huế

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống THAAD của Mỹ.

Kích hoạt vụ phóng Oreshnik mới

GD&TĐ - Theo Reuters, lực lượng tên lửa Nga có thể phóng tiếp tên lửa Oreshnik vào Ukraine, sau khi bị Kiev tập kích lãnh thổ bằng ATACMS.

Minh họa/INT.

Truyện ngắn: Hồi ức khó quên

GD&TĐ - Tôi từng nghĩ rằng mình có thể hóa thành một chiếc ô, chỉ dựa vào sức lực và ý chí của bản thân để che chở cho cả gia đình trước những cơn giông bão của cuộc đời.

Minh họa/INT.

Nhạc kịch Việt tự tin 'cất cánh'

GD&TĐ - Nhạc kịch 'Giấc mơ Chí Phèo' của Nhà hát Ca Múa Nhạc Thăng Long đang được khởi động bán vé cho suất công diễn cuối tháng 12.