Ngẩn ngơ hoa gạo đỏ rực bên bờ Nho Quế

Ngẩn ngơ hoa gạo đỏ rực bên bờ Nho Quế

Những ngày đầu tháng 3, bờ sông Nho Quế (chảy qua khe núi Tu Sản và đèo Mã Pí Lèng huyện Mèo Vạc, cách Lũng Cú khoảng 15km) trở thành điểm đến lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước, bởi lẽ, nơi đây sở hữu cảnh đẹp thần tiên ngập sắc đỏ của hoa gạo.

Giữa chốn rừng núi hoang sơ, những cây hoa gạo nối tiếp nhau tỏa sắc khiến bao trái tim khách lữ hành thổn thức, phải dừng chân lại để ngắm nghía, để thưởng thức và lưu giữ lại thứ cảm xúc mà loài hoa này mang lại. 

Ngẩn ngơ hoa gạo đỏ rực bên bờ Nho Quế ảnh 1
Vốn được mệnh danh là “dải lụa ngọc lục bảo”, dòng sông Nho Quế không chỉ sở hữu làn nước xanh biếc, mà càng trở nên thu hút hơn khi được điểm tô thêm sắc đỏ của hoa gạo mỗi độ tháng 3 về.
Ngẩn ngơ hoa gạo đỏ rực bên bờ Nho Quế ảnh 2
Mộng mơ và trữ tình, huyền diệu và kỳ ảo... chính là cảm xúc bất cứ ai đặt chân đến cao nguyên đá Hà Giang thời điểm này được cảm nhận.
Ngẩn ngơ hoa gạo đỏ rực bên bờ Nho Quế ảnh 3
 Nhìn từ xa, nhiều người ví hoa gạo đang độ nở rực kia như những đốm lửa hồng, khiến cả sườn đồi bừng sáng, mang lại không khí ấm áp trong tiết trời se lạnh. 
Ngẩn ngơ hoa gạo đỏ rực bên bờ Nho Quế ảnh 4
 Đắm mình vào khung cảnh ấy, khách lữ hành thực không muốn ra về. Không ít người đã tự khắc vào lòng một lời ước hẹn: "Tháng Ba nhất định phải đến ngắm dòng Nho Quế". 
Ngẩn ngơ hoa gạo đỏ rực bên bờ Nho Quế ảnh 5
 Những cánh hoa gạo đỏ rực như giục giã họ cày cuốc, phát cỏ làm nương để chuẩn bị gieo trồng vụ mùa.
Ngẩn ngơ hoa gạo đỏ rực bên bờ Nho Quế ảnh 6
Ngẩn ngơ hoa gạo đỏ rực bên bờ Nho Quế ảnh 7
 Trẻ em nơi đây rất thích thú khi được chạy nhảy tung tăng dưới gốc gạo, nhặt hoa chơi rồi đem về làm thức ăn cho gia súc.  
Jisoo bỏ lỡ tour diễn của BLACKPINK

Jisoo bỏ lỡ tour diễn của BLACKPINK

GD&TĐ - Tour BORN PINK của BLACKPINK tại Nhật Bản tới đây sẽ không có sự tham gia của Jisoo do nữ ca sĩ có kết quả dương tính với Covid-19.
Những đứa trẻ ở Háng Sua tham gia chương trình “Tết Thiếu nhi ở lưng đồi”.

Tết Thiếu nhi ở lưng đồi

GD&TĐ - Những đứa trẻ nơi bản nghèo nằm vắt vẻo trên lưng chừng núi vẫn thường ngày đầu trần, chân đất.