Ngẫm về phân luồng sau THCS ở kỳ thi vào 10 tại vùng đất học

Ngẫm về phân luồng sau THCS ở kỳ thi vào 10 tại vùng đất học

Thấy gì sau đợt thi vào 10

Kỳ thi vào 10 kết thúc tốt đẹp, tỷ lệ HS dự thi cao, kỳ thi đảm bảo chất lượng. Mừng, nhưng cũng đôi chút băn khoăn khi cả nước đang thực hiện Đề án"Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổthông giai đoạn 2018-2025", đã xác định mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất30% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghềnghiệp (GDNN) đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp.

Ngẫm về phân luồng sau THCS ở kỳ thi vào 10 tại vùng đất học ảnh 1
HS chờ gọi tên vào phòng thi tại Hội đồng thi Trường THPT Trần Nhân Tông

Năm nay Nam Định có 230 trường THCS với hơn 24 nghìn học sinh lớp9 đã tham dự kỳ thi vào 10. Tỷ lệ dự thi vào 10 của các hội đồng thi có thể nóilà rất cao, thi sinh dự thi nghiêm túc, đề thi được đánh giá là phù hợp với thísinh, đảm bảo đánh giáo năng lực người học theo nội dung giảm tải sau Covid-19.Vẫn biết đất học Nam Định, người dân quan tâm và muốn con em mình học cao hơn,nhưng điều này lại là rào cản cho việc thực hiện kế hoạch phân luồng cho họcsinh sau khi tốt nghiệp THCS.

NGƯT Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT chia sẻ: Các  trường THCS trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực nhiều, từ việc tư vấn, hướng nghiệp đến đưacác nội dung GD hướng nghiệp gắn với nghề địa phương để HS có chọn lựa khác.Mong muốn là các em có thêm hiểu biết để thay đổi nhận thức có thể chuyển hướngsang học nghề phù hợp với khả năng học tập của mình. Tuy nhiên điều này rất khó,Nam Định là đất học, gia đình nào cũng cố gắng cho con em ăn học đầy đủ và mongmuốn học lên cao hơn nên phân luồng sau THCS còn nhiều hạn chế.

Có thể nói các ngành các cấp và đặc biệt các nhà trường ở Nam Định đã vàđang nỗ lực tư vấn, hướng nghiệp nhằm phân luồng cho HS sau THCS. Nhưng do tâmlý người dân nên vẫn còn không ít khó khăn, thách thức. Thống kê cho thấy, tỷ lệhọc sinh phân luồng sau THCS chỉ đạt mức bình quân 16 - 18%/năm. Năm học2018-2019, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS toàn tỉnh không vào học THPT và bổtúc THPT chiếm 17,3%. Phần lớn các trường THCS đều có hơn 70% học sinh tốt nghiệpTHCS học tiếp lên THPT, thậm chí có trường lên tới hơn 85%.

Cần thay đổi nhận thức

Tháng 3/2020 Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định đã có công văn hướng dẫn triển khai Đề án"Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông giai đoạn2018-2025". 

Nội dung hướng dẫn các nhà trường xây dựng kế hoạch, giáo viên xâydựng chương trình, biên soạn tài liệu giáo dục hướng nghiệp có nội dung tích hợpsát với thực tiễn, gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địaphương, phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức hướng nghiệp và phânluồng cho học sinh sau THCS.

Ngẫm về phân luồng sau THCS ở kỳ thi vào 10 tại vùng đất học ảnh 2
Phụ huynh đứng chờ con dự thi tại điểm thi Trường THPT Trần Quốc Tuấn, huyện Hải Hậu

Thầy giáo Nguyễn Hải Sơn, Hiệu trưởng Trường THCS Hải Lý, huyện Hải Hậu,bộc bạch: Hải Lý chúng tôi là một xã venbiển đang chuyển dịch đa dạng các ngành nghề. Từ thực tế đó, nhà trường đã đẩymạnh hoạt động tư vấn hướng nghiệp để HS và gia đình thay đổi nhận thức. Kỳ thivào 10 năm nay trường tôi có 85 HS dự thi và có 42 em chuyển sang học nghề và làmnghề đi biển. Tôi cho rằng đây là thay đổi rất lớn trong nhận thức của người dân,các thầy cô giáo đã làm rất tốt công tác tư vấn hướng nghiệp.

Hội đồng thi vào 10 năm nay của Trường THPT Trần Nhân Tông, huyện NghĩaHưng năm nay có 245thí sinh đăng ký tại 11 phòng thi,chỉ tiêu lấy 222. Thầy giáo Lại Tiến Đẩu, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: Điểmtrúng tuyển cũng sẽ vẫn giữ ở mức chất lượng, nhưng con số trên nói lên một điềulà nhu cầu học tiếp lên THPT của học sinh là rất lớn. Chúng tôi tư vấn rất nhiềuđể các em hiểu về vùng quê và việc làm. Nhưng cần phải có sự thay đổi nhận thứctrong cả phụ huynh và học sinh thì công tác phân luồng sau THCS mới hiệu quả hơnđược.

NGƯTVũ Thế Hưng, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Hải Hậu, cho rằng: Tỉnh và huyện đều quan tâm chỉ đạo thức hiện phân luồng, cáctrường trên địa bàn huyện tích cực đẩy mạnh tư vấn hướng nghiệp, bước đầu đã cónhững chuyển biến ở một số trường HS đã đi học nghề, đi làm những nghề truyền thốngcủa gia đình. Tôi cho rằng đây là điều hết sức tích cực vì công tác phân luồngsau THCS đã góp phần đào tạo nhân lực cho địa phương. Tuy nhiên vẫn cần đẩy mạnhtuyên truyền hơn nữa để nâng cao nhận thức cho người dân hiểu về sự cần thiết phải hướng nghiệp, phân luồnghọc sinh sau THCS.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ