Đông y có những bài thuốc, món ăn trị viêm xoang, giúp cải thịên triệu chứng và nâng cao thể trạng khá hiệu quả.
Theo các thầy thuốc Đông y, người bệnh viêm xoang, nhất là viêm xoang mạn tính thường là do phế khí suy hư, tỳ khí suy hư. Các triệu chứng điển hình là nghẹt mũi, chảy nước mũi, niêm mạc mũi dày, gặp lạnh càng nặng hơn, đau đầu, chóng mặt, người mệt mỏi, không có sức.
Với những trường hợp này, nên dùng các thực phẩm có tác dụng làm ấm phổi, bổ phế, trừ phong hàn, thông mũi, đồng thời cũng nên chọn các thực phẩm có tác dụng kiện tỳ, ích khí, lợi thủy, trừ thấp.
Một số loại thực phẩm nên bổ sung là: gừng tươi, củ hành, hành tây, sả, hẹ, rau kinh giới, húng quế, tía tô, bạc hà, diếp cá, ý dĩ, hạt sen, củ sen, gạo lứt, bắp, khoai tây, cà rốt, cà tím, bí đỏ, củ dền...
Từ những thực phẩm này, có thể kết hợp thêm nhiều thành phần bổ dưỡng khác để tạo ra những món ăn vừa giúp trị bệnh vừa ngon miệng.
Người bệnh viêm xoang chủ yếu là do phế khí suy hư, tỳ khí suy hư
Món cháo này có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí huyết, có ích cho người bị viêm xoang mũi mạn tính, tốt cho người bị cao huyết áp.
Nguyên liệu: Gạo lứt 80g, cà dái dê tím 50g, khoai mài (hoài sơn) 50g.
Cách làm: Rửa sạch cà tím, cắt miếng; khoai mài ngâm mềm, cắt miếng; vo gạo sạch. Cho các nguyên liệu vào nồi nấu thành cháo ăn mỗi ngày một lần.
Cháo cá lóc, tía tôTheo Đông y, lá tía tô giúp giải cảm, trị nghẹt mũi, tốt cho người bị viêm xoang. Cá lóc có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ khí huyết, gân xương, trừ đàm.
Nguyên liệu: 100g gạo tẻ, 1 con cá lóc nhỏ, 5g lá tía tô, một chút hành hoa.
Cách làm: Làm sạch cá lóc, cho vào nồi đun sôi khoảng 10 phút thì vớt ra. Lọc lấy thịt, bỏ xương. Vo gạo thật sạch rồi cho vào nồi nước luộc cá ninh nhừ thành cháo. Trong thời gian nấu cháo thì phi thơm hành trên chảo, cho phần thịt cá vừa gỡ vào đảo đều cho hơi chín vàng. Khi cháo đã chín nhừ thì đổ cá vào khuấy đều và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Chờ nồi cháo sôi lại thì thái nhỏ tía tô và hành hoa cho vào, rồi tắt bếp.
Ăn cháo khi còn nóng sẽ giúp thông mũi, giảm viêm mũi rất tốt.
Cháo cá lóc tía tô là món ăn trị viêm xoang khá hiệu quả
Món cháo đậu đỏ và bắp có tác dụng lợi thủy trừ thấp, hạ huyết áp, phù hợp với người bị viêm xoang và người bị huyết áp cao.
Nguyên liệu: Gạo lứt 80g, đậu đỏ 50g, bắp 50g.
Cách làm: Rửa sạch đậu đỏ, bắp; vo gạo. Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi rồi nấu nhừ thành cháo. Mỗi ngày ăn một lần vừa nhẹ bụng lại tốt cho hệ hô hấp.
Bồ câu hầm thuốc bắc là một món ăn bổ dưỡng giúp trừ hàn, bổ khí và giúp khai thông đường thở. Do vậy, đây là món ăn trị viêm xoang rất tốt.
Nguyên liệu: 1 con chim bồ câu, 60g hoàng kỳ, 9g tân di, 12g đại táo, 9g bạch truật và mẩu gừng tươi.
Cách làm: Bồ câu làm sạch; rửa sạch các nguyên liệu khác. Cho tất cả vào nồi hầm kỹ và nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Nên ăn món này khi còn ấm nóng để có hiệu quả cao.
Gừng là vị thuốc có tính ấm, hơi cay thường được dùng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh lý thường gặp, nhất là các bệnh đường hô hấp. Ngoài việc pha trà gừng thì có thể nấu canh gừng ăn cũng giúp làm ấm cơ thể và tốt cho mũi xoang.
Nguyên liệu: 1 nhánh gừng, 20g cam thảo.
Cách làm: Rửa sạch 2 nguyên liệu rồi cho vào nồi, đun với khoảng 300ml nước rồi chia đều thành 2 lần uống.
Củ cải trắng và tôm đều có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bổ phế, ích khí, thích hợp với người bị viêm xoang mũi, phế khí suy hư.
Nguyên liệu: Củ cải trắng 150g, đậu phụ 100g, tôm đất 100g, giá đậu xanh 50g, một mẩu gừng, hành, vài tép tỏi.
Cách làm: Rửa sạch và sơ chế các nguyên liệu. Cho nồi lên bếp, phi hành, tỏi, gừng cho thơm, sau đó cho củ cải vào, đổ nước đun sôi. Cho các nguyên liệu khác vào nồi, nấu nhỏ lửa cho chín, nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
Canh tôm củ cải trắng vừa ngon miệng vừa tốt cho hệ hô hấp
Lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn mạnh, đáp ứng được với một số chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng mũi xoang. Ngoài ra, các tài liệu Đông y còn cho thấy, lá hẹ nấu chín có tính ôn trung, tán độc, hành khí, tiêu viêm rất tốt.
Nguyên liệu: 1 nắm lá hẹ, 2 quả trứng gà.
Cách làm: Rửa sạch và thái nhỏ lá hẹ. Đập trứng vào bát tô, cho lá hẹ và đánh đều, có thể cho thêm chút gia vị. Đem bát trứng lá hẹ đi hấp chín. Ăn ngay khi còn nóng ấm.
Tuy nhiên, cần lưu ý, những món ăn trị viêm xoang kể trên chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng, không thay thế được thuốc điều trị. Ngoài ra, một món cũng không nên ăn quá thường xuyên.
Do vậy, khi bị viêm xoang, nhất là viêm xoang mũi mạn tính, người bệnh nên kết hợp dùng thuốc Đông y để điều trị bệnh từ gốc, đồng thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ tại nhà để nhanh chóng thuyên giảm các triệu chứng cũng như ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát.
Nên kết hợp với thuốc xoang Đông y để trị bệnh từ gốc
Đông y có nhiều bài thuốc quý giúp điều trị bệnh xoang hiệu quả, trong đó có một bài thuốc bí truyền có hiệu quả tiêu viêm, thông mũi đã được nhiều thế hệ người bệnh chứng minh.
Hiện nay, bài thuốc quý này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ tại nhà máy dược phẩm Nhất Nhất chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm dạng viên nén tiện dụng.
Thuốc Xoang Đông y không chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng tại xoang mũi (như nghẹt mũi, sổ mũi) mà còn tác động vào cơ địa, dần dần thay đổi thể trạng, tăng cường sức khỏe cho niêm mạc mũi xoang. Nhờ đó sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát hiệu quả.
Thuốc Xoang Đông y hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Tác dụng: Tiêu viêm, thông mũi
Chỉ định:
Hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT