Nga trang bị đầu đạn siêu vượt âm cho tên lửa Sarmat, bất chấp mọi hàng phòng thủ

GD&TĐ - Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) RS-28 Sarmat mới của Nga được cho là có thể mang theo một số phương tiện bay siêu vượt âm Avangard được thiết kế để xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào hiện có.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) RS-28 Sarmat.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) RS-28 Sarmat.

Theo Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga, Đại tá Sergey Karakayev, sự phát triển của Avangard đã báo trước một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của vũ khí siêu thanh” và Sarmat có thể làm cho vũ khí này hiệu quả hơn nữa.

“Sarmat mạnh hơn nhiều so với tên lửa đẩy của Avangard (hiện tại) – ông Karakayev giải thích, đồng thời cho biết thêm rằng tên lửa đạn đạo này được thiết kế đặc biệt để trang bị đầu đạn Avangard. Do đó, tên lửa mới này có khả năng mang “nhiều” đầu đạn hơn tên lửa xuyên lục địa UR-100UTTKh mà Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga đang sử dụng.

Hiện vẫn chưa rõ Sarmat có thể được trang bị bao nhiêu đầu đạn siêu vượt âm. Tên lửa UR-100UTTKh có thể mang theo 6 phương tiện nhắm mục tiêu độc lập (MIRV). Tuy nhiên, chưa có xác nhận rằng con số này cũng được áp dụng cho Avangard.

Avangard là một phương tiện bay siêu vượt âm của Nga. Nó là một đầu đạn dẫn đường có khả năng cơ động và di chuyển nhanh hơn tốc độ âm thanh. Loại phương tiện bay này có thể mang theo trọng tải hạt nhân hoặc thông thường với năng suất nổ trên 2 megaton TNT. Được Tổng thống Putin công bố vào năm 2018, nó được cho là vô song về khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa.

Thứ 4 tuần trước, Nga báo cáo thử thành công một ICBM Sarmat. Khi đó, Tổng thống Putin cho biết tên lửa mới này “có các đặc tính kỹ - chiến thuật hàng đầu và có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ chống tên lửa hiện đại”.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ