Một máy tính lượng tử ion 50 qubit mạnh mẽ đã được tạo ra ở Nga, đây chắc chắn là một thành tựu quan trọng trong thế giới công nghệ cao.
Xét cho cùng, chỉ có 6 quốc gia trên thế giới tự hào là chủ sở hữu của những cỗ máy như vậy.
Cần lưu ý rằng dẫn đầu ngành vào thời điểm hiện tại vẫn là Hoa Kỳ, khi Quantinuum đã phát triển máy tính 56 qubit. Tuy nhiên sự tiến bộ của Nga cũng rất rõ ràng: vào tháng 7 năm 2023, Moskva chỉ có thể tự hào về mô hình 16 qubit, nhưng hiện đã đạt mốc 50 qubit.
Máy tính lượng tử đang được tạo ra trên nhiều nền tảng khác nhau, trên quy mô khắp thế giới và Nga có công nghệ trong tất cả các lĩnh vực then chốt.
Chỉ 3 quốc gia có khả năng phát triển công nghệ này trên 4 nền tảng ưu tiên (chuỗi siêu dẫn, ion, nguyên tử trung tính, photon). Đồng thời, kế hoạch của Liên bang Nga đến năm 2030 bao gồm việc phát triển máy tính ion với tốc độ 100 qubit.
Điện toán lượng tử có tiềm năng to lớn để tăng tốc giải pháp cho nhiều vấn đề phức tạp tiêu tốn quá nhiều tài nguyên đối với máy tính cổ điển. Điều này áp dụng cho dữ liệu lớn, dự báo và mật mã.
Sở hữu sức mạnh tính toán như vậy mang lại lợi thế đáng kể trong phát triển công nghệ, những lợi ích kể trên giải thích cho sự cạnh tranh tích cực trong lĩnh vực này.
Bất chấp sự cồng kềnh và không ổn định của các mô hình đầu tiên, công nghệ lượng tử đang được cải tiến tích cực, những gì diễn ra gợi nhớ đến sự phát triển của những chiếc máy tính điện tử đầu tiên.
Điểm khác biệt chính giữa thiết bị của Nga là nó tập trung vào ứng dụng thực tế khi đã triển khai cho việc giải các bài toán phức tạp. Điều quan trọng nữa là công nghệ này được phát triển trong nước và Moskva có “chủ quyền về công nghệ”.
Cuối cùng, điều đáng nói thêm là song song với sự phát triển của công nghệ lượng tử, nhiều dự án khoa học quy mô lớn khác cũng đang phát triển ở Nga.
Đặc biệt, một bước tiến quan trọng là việc khai trương tổ hợp NICA ở Dubna - đây là một máy gia tốc hạt nội địa, được giới thiệu là ở một số khía cạnh còn vượt trội Máy Va chạm Hadron Lớn (LHC) nổi tiếng.
Bên cạnh đó, việc xây dựng các cơ sở khoa học quan trọng khác vẫn tiếp tục diễn ra, chẳng hạn như synchrotron (Máy gia tốc hạt tuần hoàn) SKIF gần Novosibirsk, synchrotron RIF trên đảo Russky và dự án SILA ở Protvina - đây là sự kết hợp giữa synchrotron và tia laser với tia X, chất tương tự chưa tồn tại trên thế giới.
Cần nhấn mạnh, Nga chưa bao giờ xây dựng nhiều tổ hợp khoa học công nghệ cao như vậy trong lịch sử gần đây. Hiện tại, có 50 cơ sở khoa học độc đáo đang hoạt động trong nước và số lượng sẽ còn tăng lên.
Với việc đưa vào vận hành hàng loạt cơ sở mới trong vòng 5 - 8 năm tới, Liên bang Nga sẽ đủ khả năng khẳng định vị thế dẫn đầu về cơ sở hạ tầng khoa học toàn cầu, nếu những gì họ đề cập tới là chính xác và không phóng đại.