Nga tăng cường hợp tác thương mại với Đông Nam Á

GD&TĐ - Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á được tổ chức tại Singapore, trong nỗ lực tăng cường quan hệ với Đông Nam Á.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang cố gắng tăng cường quan hệ của Nga với các nước thành viên ASEAN
Tổng thống Nga Vladimir Putin đang cố gắng tăng cường quan hệ của Nga với các nước thành viên ASEAN

Tăng cường quan hệ qua hội nhập kinh tế

Ông Putin đặt mục tiêu thúc đẩy thương mại vũ khí và năng lượng với khu vực này, nơi cả Bắc Kinh lẫn Washington đều đang phấn đấu để mở rộng ảnh hưởng của mình. Moscow cũng đang tìm kiếm các đối tác mới để giúp bù đắp áp lực trừng phạt của phương Tây đối với việc sáp nhập Crưm. Về phần mình, các nước Đông Nam Á tỏ ra hoan nghênh sự hợp tác kinh tế và quân sự với Nga.

Ông Putin đến Singapore và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo các quốc gia Đông Nam Á. Ông cũng sẽ có các cuộc họp song phương với các nhà lãnh đạo Singapore, Indonesia và Malaysia. Nga đã tham gia EAS kể từ năm 2011, nhưng trước đó, đại diện của nước này thường là Thủ tướng Dmitry Medvedev và Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov.

Còn Tổng thống Putin thường tham dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, được tổ chức cùng thời gian với EAS. Ông Dmitry Mosyakov, thuộc Viện Nghiên cứu Đông phương tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết năm nay Putin đã ưu tiên EAS, trong đó có sự hợp tác kinh tế chi tiết hơn được thảo luận.

Tại cuộc họp giữa Nga và các nhà lãnh đạo ASEAN, ông Putin kêu gọi hợp tác giữa Liên minh Kinh tế Á - Âu do Nga dẫn đầu (EAEU), với Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (trong đó các thành viên chính là Nga và Trung Quốc) và ASEAN, đồng thời hứa hẹn sẽ xem xét tăng cường quan hệ thông qua hội nhập kinh tế. Nga cũng đang xem xét kết thúc một bản ghi nhớ về tăng cường quan hệ giữa EAEU và ASEAN.

Vũ khí và năng lượng là trọng tâm

Trong khi phải đối mặt với các lệnh cấm vận từ Mỹ và châu Âu đối với Ukraine, Nga đang nỗ lực gia tăng sự hiện diện của mình ở Đông Nam Á trên mặt trận quân sự, bao gồm xuất khẩu vũ khí.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, khu vực Đông Nam Á chiếm 12,2% tổng số điểm xuất khẩu vũ khí của Nga từ năm 2013 đến năm 2017, khiến Nga trở thành nhà cung cấp lớn nhất trong khu vực. Mười năm trước, con số này là 6,2%. Đằng sau bước nhảy đó là lợi ích chung của hai bên. Đông Nam Á muốn tăng cường khả năng phòng thủ, còn Nga rất vui mừng khi gia tăng xuất khẩu vũ khí của mình.

Hiện nay, Indonesia đang đàm phán để mua máy bay chiến đấu do Nga sản xuất Sukhoi Su-35. Tính đến năm 2017, Việt Nam đã mua sáu tàu ngầm do Nga sản xuất. Philippines, một đồng minh của Mỹ cũng nhận được vũ khí từ Nga vào năm 2017, làm Washington “ngứa con mắt bên phải, đỏ con mắt bên trái”.

Hợp tác về mặt kinh tế cũng sâu sắc hơn. Tại Indonesia, một dự án đang được tiến hành để xây dựng một nhà máy lọc dầu dưới sự liên doanh giữa công ty dầu mỏ quốc doanh của Indonesia là Pertamina và Rosneft của Nga. Khoản đầu tư này dự kiến sẽ vượt 8,8 tỷ USD. Tại Thái Lan, số lượng khách du lịch từ Nga năm 2017 tăng 23% trong năm lên 1,35 triệu người. Thương mại giữa Nga và ASEAN đạt 18,3 tỷ USD trong năm 2017, tăng khoảng 30% so với một năm trước đó, theo chính phủ Nga. Nga cũng đang xem xét xuất khẩu thực vật hạt nhân liên quan đến khu vực.

Mở rộng tầm ảnh hưởng

Kể từ khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức vào năm 2017, lợi ích của Mỹ ở Đông Nam Á đã suy yếu. Ông Trump đã không bổ nhiệm một đại sứ nào ở ASEAN trong gần hai năm.

Việc Mỹ trở nên co cụm, rút lui khỏi nhiều cuộc chơi, đã cho phép Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng của họ trong khu vực. Một số quốc gia như Indonesia đang ngày càng cảnh giác với sự hiện diện mở rộng của Bắc Kinh. Với những nỗ lực này, có lẽ người Nga hy vọng có thể lôi kéo khu vực này tăng cường quan hệ chính trị và kinh tế với mình, đồng thời vẫn theo dõi chặt chẽ Trung Quốc.

Có vẻ như sự thúc đẩy thành công của Moscow vào khu vực này sẽ tiếp tục, với sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo địa phương. Tổng thống Rodrigo Duterte, nhà lãnh đạo mạnh mẽ của Philippines đã gọi Putin là “anh hùng yêu thích của tôi”. Đồng thời, với một số nước, Nga xuất hiện như một đối tác hấp dẫn hơn so với các nước Mỹ hoặc châu Âu, vốn thường “nâng cao quan điểm” về tầm quan trọng của nhân quyền và dân chủ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.