Ông Putin: Nga sẽ không bị kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang mới

GD&TĐ - Moscow sẽ không để cho Washington tự đơn phước rút khỏi hiệp ước vũ khí hạt nhân INF mang tính bước ngoặt mà không có câu trả lời – Tổng thống Nga Vladimir Putin nói và cho biết thêm rằng Nga không cần phải tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang khác.  

Tổng thống Putin theo dõi cuộc tập trận Vostok 2018 ngày 13/9
Tổng thống Putin theo dõi cuộc tập trận Vostok 2018 ngày 13/9

Nga vẫn sẵn sàng tiếp tục đối thoại với Mỹ về hiệp ước song phương cấm tên lửa tầm trung vốn đã trở thành một trong những nền tảng của việc giải trừ vũ khí hạt nhân – nhà lãnh đạo Nga nói tại một cuộc họp của chính phủ tại Sochi. Tuy nhiên, Mỹ nên “xử lý vấn đề này một cách có trách nhiệm” – Tổng thống Nga nói và cho biết thêm rằng quyết định rút khỏi thỏa thuận của Washington không thể bị bỏ ngỏ.

Đây không phải là những mối đe dọa trống rỗng, ông Putin cảnh báo. Ông nói rằng Nga trước đó đã lưu ý Mỹ về việc rút khỏi hiệp ước chống tên lửa đạn đạo ABM, đồng thời cảnh báo Washington về khả năng đáp trả. “Hiện chúng tôi đã có vũ khí siêu thanh có khả năng xâm nhập bất kỳ hàng tên lửa nào” – ông Putin nói khi đề cập tới những vũ khí hiện đại mới nhất của Nga.

Tổng thống Nga cũng kêu gọi các quan chức chính phủ và quân đội có những “bước cụ thể” mà Nga có thể thực hiện để phản ứng với việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF.

Moscow sẽ không cho phép bất kỳ ai kéo mình vào một cuộc đua vũ trang khác – nhà lãnh đạo Nga nói. Thay vào đó, Nga có kế hoạch tập trung vào “phát triển cân bằng” quân đội, hải quân và không lực của mình. Binh lính Nga sẽ áp dụng các kỹ thuật huấn luyện quân sự mới, sử dụng kinh nghiệm thực chiến có được ở Syria. Nga cũng sẽ tiếp tục hiện đại hóa khí tài của mình.

Ông Putin hy vọng rằng “lẽ phải” sẽ chiếm ưu thế và Mỹ sẽ tiếp tục đối thoại với Nga trong các lĩnh vực ổn định chiến lược và an ninh chung, trên cơ sở “có trách nhiệm với nhau”.

Hiệp ước vũ khí đã ra đời 30 năm INF cấm sở hữu và phát triển tên lửa tầm ngắn và tầm trung. Mỹ cho rằng Nga vi phạm hiệp ước này vì chế tạo tên lửa mà hiệp ước cấm. Moscow bác bỏ cáo buộc trên và cũng cáo buộc Mỹ không tuân thủ, Nga cho rằng Mỹ có thể thay đổi mục đích của các khu phòng thủ tên lửa ở Đông Âu và sử dụng chúng làm các bệ phóng tầm trung.

Hồi tháng 10, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton tái khẳng định lại ý định rút khỏi hiệp ước INF của ông Trump trong chuyến thăm Moscow. Ngoài việc cáo buộc Nga không tuân thủ hiệp ước, ông cũng nêu ra hoạt động quân sự hóa đang diễn ra của Trung Quốc.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.