Khi được trang bị hệ thống định vị này, các phương tiện cơ giới trên chiến trường có thể xác định được vị trí của các xe chiến đấu đồng minh hoạt động xung quanh chúng.
Chuyên gia tự tin rằng hệ thống này của Mỹ ưu việt hơn hệ thống chỉ huy được trang bị trên các xe tăng của Nga. Việc trang bị hệ thống định vị này sẽ giúp các chỉ huy có khả năng phản ứng nhanh với các tình huống trên chiến trường bởi họ biết rõ vị trí của binh lính thuộc quyền.
Đồng thời trong hành quân sẽ đạt tốc độ nhanh hơn do các đơn vị chỉ mất ít thời gian xác định hướng tập hợp với lực lượng kế bên; Và đặc biệt là vị trí chiến đấu với đối phương được xác định dễ dàng.
Đồng thời, chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng các xe tăng của Nga được trang bị phương tiện chỉ huy là tổ hợp R-168, cung cấp thông tin liên lạc trong phạm vi lên đến 30 km.
Một thành phần khác tương đối phổ biến trong xe tăng của Nga là hệ thống định vị Azimuth, bao gồm một bộ thu GLONASS, la bàn điện tử và các cảm biến khác. Hệ thống này được kết nối với R-168.
Theo chuyên gia, hệ thống này giới hạn khả năng theo dõi của người chỉ huy về tình hình trên chiến trường, nhưng phù hợp với "triết lý chỉ huy" của quân đội Nga.
Trong khi bất kỳ xe tăng Abram nào đều có hệ thống định vị BFT cho phép nó dễ dàng điều hướng địa hình và thấy vị trí của các lực lượng Đồng minh thì xe tăng của Nga chỉ có thể được di chuyển "bằng cách sử dụng lệnh radio hoặc bản đồ", tờ báo viết.
Rõ ràng, Hoa Kỳ vẫn giữ được một lợi thế đáng kể trong lĩnh vực này, tác giả kết luận.