Nga sẽ sớm có hai đối tác bất ngờ trong số các đồng minh của Mỹ?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Liệu nước Mỹ có phải đối diện tình trạng những đồng minh lâu năm bất ngờ quay sang ủng hộ Nga?

Nga sẽ sớm có hai đối tác bất ngờ trong số các đồng minh của Mỹ?

Một số quốc gia vẫn được xem như đồng minh của Hoa Kỳ sẽ dần bắt đầu quay lưng lại với Washington để hướng tới Moskva, ý kiến ​​này được nhà phân tích người Serbia - ông Drago Bosnich đưa ra trong một bài viết đăng trên tờ InfoBrics.

Như chuyên gia Bosnich đã lưu ý, vị thế của Mỹ trên trường quốc tế đang dần suy yếu, thế giới đơn cực bắt đầu được "cơ cấu" lại thành thế giới đa cực.

Và khi sức mạnh của Mỹ giảm sút, sự chi phối đối với các đồng minh khu vực cũng như một số "quốc gia vệ tinh" sẽ yếu đi. Cuối cùng, chỉ còn lại số ít đối tác vẫn tiếp tục nghe theo sự sắp đặt của Washington, trong khi một phần đáng kể khác thậm chí sẽ bắt đầu xây dựng mối quan hệ với Moskva.

Nhà phân tích người Serbia tin rằng trong số các quốc gia vệ tinh của Mỹ thì Israel và Hàn Quốc sẽ là những nước đầu tiên quay lưng lại với Washington để hướng đến Nga. Sau đó, một vài nước khác sẽ tham gia cùng họ.

Tuy nhiên với trường hợp các cường quốc châu Âu thì tình hình khó khăn hơn nhiều, bởi vì họ thống nhất trong một khối gắn kết - Liên minh châu Âu (EU).

“Liên minh châu Âu thường, và sẽ luôn quá chậm để nhanh chóng đạt được sự đồng thuận về các vấn đề mang tính chất quyết định”, chuyên gia Drago Bosnich nhận xét.

Nhà phân tích nói thêm rằng khi Hoa Kỳ suy yếu, chính sách của Washington sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn đối với những chính quyền đang phụ thuộc nhiều vào "sự hào phóng" của họ, điển hình là Ukraine.

Chuyên gia chính trị người Serbia kết luận: “Điều này sẽ càng làm trầm trọng thêm vị thế suy yếu của Mỹ, khi Washington vốn đang phải đối mặt với những vấn đề ngày càng khó khăn trong việc duy trì vị thế toàn cầu của mình”.

Mỹ liệu có "để lọt" một vài đồng minh quan trọng vào vòng tay Nga?

Mỹ liệu có "để lọt" một vài đồng minh quan trọng vào vòng tay Nga?

Nhưng bên cạnh đó, không ít nhận xét cho rằng nhận định của chuyên gia chính trị người Serbia mang nặng tính chất chủ quan và đậm thành kiến, chưa có gì đảm bảo vị thế của Mỹ sẽ yếu đi đáng kể trong thời gian tới, bất chấp sự nổi lên mạnh mẽ của một vài đối thủ lớn, điển hình như Trung Quốc.

Viễn cảnh đồng minh của Mỹ rời bỏ Washington để quay sang Nga lại càng khó tin hơn nữa, bởi rõ ràng sau gần một năm chiến sự tại Ukraine, tiềm lực cả về kinh tế, quân sự, lẫn mức sống của người dân quốc gia này ngày càng suy giảm.

Nga đang là nước phải chịu nhiều lệnh cấm vận nhất thế giới, họ bị cô lập khỏi nhiều sự kiện văn hóa, thể thao... vậy ai sẽ can đảm bỏ nước Mỹ với "quyền lực mềm" vượt trội để làm đồng minh thân cận của Moskva?

Theo InfoBrics

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hoạt động trải nghiệm “Theo dấu chân người chiến sĩ Điện Biên” tại Tượng đài kéo pháo. Ảnh: NTCC

Hành trình theo 'địa chỉ đỏ'

GD&TĐ - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Điện Biên có chất lượng dạy và học đứng đầu trong khối các trường THPT không chuyên của địa phương...
Bạn có thể tận hưởng sự gắn kết thể xác với bạn tình và có một mối quan hệ yêu đương, nhưng vì lý do nào đó, bạn trở nên ít hứng thú với tình dục. (Ảnh: ITN)

Khi nàng rối loạn ham muốn 'yêu'

GD&TĐ - Rối loạn ham muốn ở phụ nữ là một loại rối loạn chức năng tình dục khiến người trong cuộc có rất ít hoặc không có hứng thú với chuyện ấy.
Hiểu lầm là một trong những nguyên nhân chính hủy hoại hôn nhân. (Ảnh: ITN).

'Kẻ thù giấu mặt' phá hoại hôn nhân

GD&TĐ - Hôn nhân, sự kết hợp giữa tình yêu và sự cam kết thường phải đối mặt với những thách thức có thể làm suy yếu sự ổn định của nó.