'Lính đánh thuê trên không' sẽ giúp Ukraine xóa bỏ ưu thế của Không quân Nga?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Không quân Ukraine có thể sẽ phải cầu viện tới những "phi công tình nguyện" từ nước ngoài nếu họ nhận được tiêm kích chuẩn phương Tây.

'Lính đánh thuê trên không' sẽ giúp Ukraine xóa bỏ ưu thế của Không quân Nga?

Hiện đang có những lời kêu gọi thành lập một “đơn vị tình nguyện” gồm những phi công nước ngoài đã có kinh nghiệm điều khiển tiêm kích phương Tây để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga.

Viết cho tờ Kyiv Post trong tháng này, ông Jeffrey Fischer, cựu đại tá Không lực Hoa Kỳ (USAF) đã đề nghị Bộ Quốc phòng Ukraine xem xét thành lập "lực lượng không quân đánh thuê" để củng cố sức mạnh tác chiến trên không của mình.

Đại tá Fisher tiết lộ vào năm 2019, do tình trạng thiếu hụt phi công đang diễn ra trầm trọng, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DoD) đã trao một hợp đồng “thuê ngoài” để có đủ nhân sự lái máy bay chiến đấu.

Tổng cộng 7 công ty bao gồm: Ravn (trước đây là Air USA), Airborne Tactical Advantage Company (ATAC), Blue Air Training, Coastal Defense, Draken International, Tactical Air Support và Top Aces - đã mua nhiều loại máy bay khác nhau, thuê phi công và nhân viên bảo trì, cũng như các chức năng hỗ trợ khác.

Những doanh nghiệp nói trên đã cung cấp dịch vụ đào tạo đối với các phi công quân sự Hoa Kỳ và đã tiết kiệm khá nhiều ngân sách cho Lầu Năm Góc trong quá trình này.

Vì các phi công thuộc những công ty nói trên không phải là quân nhân đang tại ngũ của Mỹ, nên điều đó sẽ loại bỏ một rào cản đối với việc hỗ trợ Ukraine, đó là Washington không cử binh sĩ tham chiến trực tiếp.

Ngoài ra Đại tá Fischer gợi ý rằng các doanh nghiệp như vậy có thể cho Lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) thuê máy bay do Mỹ sở hữu, điều này sẽ giúp Kyiv không cần phải mua bất kỳ tiêm kích phản lực nước ngoài nào. Các công ty tư nhân còn có thể cung cấp đội bay của riêng họ với trình độ tốt.

Không quân Ukraine có thể sẽ cần tới những "phi công tình nguyện" để điều khiển máy bay chiến đấu phương Tây

Không quân Ukraine có thể sẽ cần tới những "phi công tình nguyện" để điều khiển máy bay chiến đấu phương Tây

Tuy nhiên có một điều cần lưu ý, thỏa thuận như vậy không đề cập đến việc liệu các phi công có thực sự muốn thay đổi vai trò từ huấn luyện viên sang chiến đấu hay không.

Ông Fischer cũng nhắc đến một tình huống tiến thoái lưỡng nan về mặt pháp lý - cụ thể là các phi công "tình nguyện chiến đấu" sẽ bị coi là "không có đặc quyền".

Điều này nghĩa là không giống như các quân nhân truyền thống được coi là tù binh chiến tranh nếu bị bắt, bất kỳ phi công của nhà thầu quân sự tư nhân nào cũng sẽ trở thành tù nhân hình sự tại quốc gia đó.

Ngoài ra phần lớn các quan chức cũng như người dân Mỹ đều phản đối việc sử dụng các nhà thầu quân sự tư nhân (PMC) ở Ukraine, vì vậy đây sẽ là một trở ngại đáng kể cần giải quyết.

Nhưng diễn biến trên không có nghĩa là ý tưởng của Đại tá Fischer vô giá trị, nhưng nó có thể là một giới hạn mà Lầu Năm Góc cố gắng tránh vượt qua vì lo ngại leo thang, sẽ kéo NATO vào một cuộc chiến trực tiếp với Nga.

Bên cạnh đó, các phi công tình nguyện lái máy bay chiến đấu phương Tây trên bầu trời Ukraine - ngay cả khi được cung cấp dấu hiệu của Không quân Ukraine cũng sẽ không được yên với Nga, quốc gia đang cáo buộc NATO tiến hành chiến tranh.

Tiêm kích phương Tây và phi công tình nguyện có thể đủ để lật ngược cán cân quyền lực trên bầu trời theo hướng có lợi cho Kyiv, nhưng đây cũng có thể là cơ sở để Tổng thống Putin tuyên bố với người dân Nga rằng phương Tây đang ở trong tình trạng chiến tranh với họ.

Theo nhận xét, sẽ không bên nào thực sự kiểm soát được bầu trời, và tiêm kích Ukraine sẽ tránh vào không phận Nga ngay cả khi tấn công các mục tiêu quân sự hợp lệ, do vậy chiến đấu cơ phương Tây không phải là thứ cần thiết vào lúc này. Đó là nguyên nhân tại sao Kyiv tiếp tục nhấn mạnh vào việc viện trợ xe tăng chiến đấu chủ lực hơn là máy bay vào thời điểm này.

Theo 19FortyFive

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trẻ nhập viện do uống vitamin quá liều. Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương

'Con dao hai lưỡi' mang tên vitamin

GD&TĐ - Theo chuyên gia y tế, chỉ nên sử dụng một lượng vitamin cân đối vừa đủ cũng như phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu của cơ thể.