Nga sẽ phát triển vũ khí “độc đáo” nếu Mỹ rút khỏi hiệp ước INF

GD&TĐ - Moscow và Washington phải có những cuộc đàm phán về Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) để nó có thể thích nghi với tình hình hiện tại và chỉ giới hạn ở châu Âu – Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh Victor Bondarev của thượng viện Nga cho biết hôm qua (4/12).  

Khu phức hợp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat
Khu phức hợp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat

“Sự hiểu nhầm hiện tại về hiệp ước INF có thể được giải quyết với sự giúp đỡ của các cuộc đàm phán chính thức giữa Nga và Mỹ. Kết quả có được có thể là một sự thích nghi của hiệp ước” – ông Bondarev nói.

Tuy nhiên, Nga sẽ phải phản ứng bằng việc phát triển “các loại vũ khí độc đáo” nếu Mỹ rút khỏi hiệp ước INF – ông Bondarev nhấn mạnh.

“Chúng tôi cho rằng cần phải tuân thủ hiệp ước INF và ủng hộ việc duy trì nó. Đây là quan điểm chính thức của lãnh đạo Nga. Tuy nhiên, nếu Mỹ dừng hiệp ước này, chúng tôi sẽ phải phản ứng bằng một loạt các biện pháp, bao gồm tăng tốc việc phát triển và sản xuất các loại vũ khí độc đáo” – ông Bondarev nói và cho rằng Washington đã “tạo nên” những tranh luận khi cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước một cách vô căn cứ.

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói tại một cuộc họp báo rằng Mỹ sẽ dừng việc tuân thủ theo INF trong 60 ngày trừ khi Nga quay trở lại tuân thủ hiệp ước này.

Hồi tháng 10, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố ý định rút khỏi hiệp ước INF vì cho rằng Nga vi phạm. Về phần mình, các nhà chức trách Nga nhiều lần nhấn mạnh nước mình tuân thủ chặt chẽ theo hiệp ước.

Phó chủ tịch Ủy ban quốc phòng Hạ viện Nga, ông Yuri Shvytkin, nói rằng việc Mỹ rút khỏi INF sẽ làm bất ổn ở Đông Âu.

“Hai tháng sau, sự ổn định và bình yên sẽ bị suy yếu. Điều này sẽ tạo ra leo thang căng thẳng ở châu Âu. Các nước châu Âu sẽ là nạn nhân của chính sách không được xem xét kỹ lưỡng và vô trách nhiệm của Mỹ” – ông Yuri Shvytkin nói.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.