Cải cách WTO
Tuyên bố chung đặc biệt đề cập tới sự cần thiết phải thực hiện một loạt các cải cách liên quan tới Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Trong bối cảnh này, các nhà lãnh đạo G20 đã mô tả thương mại và đầu tư quốc tế là “những động cơ quan trọng của các yếu tố tăng trưởng, hiệu quả, sáng kiến, tạo việc làm và phát triển”
“Hệ thống hiện tại đang thiếu các mục tiêu và cần phải cải thiện. Do đó chúng tôi ủng hộ việc cải cách cần thiết của WTO để cải thiện chức năng của nó” – tuyên bố chỉ ra.
Các nhà lãnh đạo G20 đã cam kết xem xét quá trình này tại thượng đỉnh lần sau, dự kiến diễn ra vào tháng 6/2019 tại Nhật Bản.
Phát triển kinh tế
Các nhà lãnh đạo cũng tái khẳng định cam kết sử dụng “tất cả các công cụ chính sách” để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững.
Đồng thời, tuyên bố trên cũng lưu ý rằng sự tăng trưởng này “ngày càng ít đồng bộ giữa các quốc gia và một số rủi ro chính, bao gồm những lỗ hổng tài chính và những lo ngại về địa chính trị, đã phần nào được trở thành hiện thực”.
Các nhà lãnh đạo G20 cũng thể hiện sẵn sàng theo đuổi các chính sách tiền tệ và thuế có thể hỗ trợ “hoạt động kinh tế và đảm bảo sự ổn định giá cả”.
Ngoài ra, họ cũng tái khẳng định các cam kết về tỷ giá hối đoái mà các nhà chức trách tài chính và thống đốc hệ thống ngân hàng trung ương đã nhất trí hồi tháng 3 vừa qua, đồng thời ủng hộ Kế hoạch hành động Buenos Aires.
Di cư
Các nhà lãnh đạo G20 đã nhất trí làm việc để xóa bỏ những nguyên nhân của việc di cư cưỡng bức mà họ cho rằng vẫn là “mối lo ngại toàn cầu với những hậu quả về nhân đạo, chính trị, kinh tế và xã hội”.
“Chúng tôi nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc hành động chung nhằm giải quyết tận gốc rễ việc di cư và để phản ứng với nhu cầu ngày càng tăng của nhân loại” – tuyên bố nhấn mạnh.
Đề cập tới Báo cáo chính sách và xu hướng di cư quốc tế thường niên G20 2018, các nhà lãnh đạo G20 cam kết sẽ tiếp tục đối thoại về vấn đề này.
Biến đổi khí hậu
Một mục khác của tuyên bố được dành cho Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Các bên ký kết đã khẳng định nó không thể đảo ngược và cam kết đảm bảo thực hiện đầy đủ.
Đặc biệt, họ khẳng định sẽ tiếp tục “đối phó biến đổi khí hậu, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế”.
Một mục khác của tuyên bố có liên quan tới Mỹ - nước đã rút khỏi Hiệp định Paris dưới chính quyền Tổng thống Trump.
Washington “nhắc lại quyết định rút khỏi Hiệp định Paris và khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với tăng trưởng kinh tế, tiếp cận năng lượng và an ninh, sử dụng tất cả các nguồn năng lượng, công nghệ trong khi vẫn bảo vệ môi trường” – tuyên bố nhấn mạnh.