Nga nói châu Âu chịu trách nhiệm trước cuộc khủng hoảng năng lượng

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố các nhà hoạch định chính sách EU phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng năng lượng của lục địa này.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Zakharova
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Zakharova

Phát biểu với kênh tin tức Moscow TV Center, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Zakharova tuyên bố các nhà lãnh đạo EU đã “đẩy châu Âu, đặc biệt là Liên minh châu Âu, tới sự sụp đổ năng lượng toàn cầu”. Theo bà, họ vẫn cần thuyết phục công dân của mình rằng cuộc khủng hoảng “là vì lợi ích của chính họ”.

“Đó là một phép thử cho nền dân chủ” - bà nói thêm.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga nói một cách mỉa mai rằng các thành viên của khối “đã làm rất tốt” trong việc quản lý ngành năng lượng – đặc biệt là trong việc đối phó với các vụ nổ làm vỡ đường ống Nord Stream 1 và 2 vào cuối tháng 9.

“Chúng ta đang nói về Biển Baltic, một khu vực do các nước NATO kiểm soát… đây là khu vực trách nhiệm của họ” - bà lưu ý.

Các nước phương Tây tuyên bố vụ nổ là hành động phá hoại. Tuy nhiên, họ đã kiềm chế để không vội kết luận hoặc chỉ tay về phía Nga như một thông lệ.

Các đường ống Nord Stream được xây dựng để vận chuyển khí đốt tự nhiên của Nga trực tiếp đến Đức, nhưng đột ngột mất áp suất vào ngày 26/9. Sự việc xảy ra sau một loạt vụ nổ dưới nước ngoài khơi đảo Bornholm, nằm trong khu kinh tế của Đan Mạch và Thụy Điển. Moscow nhiều lần tuyên bố họ không liên quan gì đến vụ việc.

Tháng trước, Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc Hải quân Anh tham gia vào "một cuộc tấn công khủng bố" phá hủy các đường ống. Vương quốc Anh bác bỏ cáo buộc này.

Moscow cũng tuyên bố Mỹ được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​vụ việc trên, vì nó làm giảm khả năng của EU trong việc nhận nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên từ Nga.

Sự cố Nord Stream chỉ làm tăng thêm những tai ương về năng lượng của châu Âu vốn bắt đầu hình thành sau khi các nước phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với Nga vì hoạt động quân sự của nước này ở Ukraine. Các lệnh trừng phạt đã gây ra sự gián đoạn lớn đối với việc cung cấp năng lượng, gây ra các cuộc biểu tình ở một số quốc gia EU phản đối giá năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng cao trong những tháng gần đây.

Tuần trước, bà Zakharova cho biết EU đã hoàn toàn chấp nhận ý tưởng cô lập Nga. Tuy nhiên, điều này sẽ “chỉ áp đặt cái giá phải trả cho các nước EU và công dân của họ, những người buộc phải tự bỏ tiền túi ra trả giá” cho những sai lầm của các nhà lãnh đạo.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.