Nga đáp trả "các quốc gia không thân thiện" bằng hạn chế về thị thực

GD&TĐ - Nga sẽ đưa ra những hạn chế mới về thị thực với công dân của “các quốc gia không thân thiện”. Đây là một sự phản ứng với các lệnh trừng phạt mà quốc tế áp đặt lên Moscow trong bối cảnh cuộc tấn công vào Ukraine.

Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov.
Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov.

Phát biểu trước các thành viên đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền hôm qua (28/3), Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov nói rằng sắc lệnh của tổng thống về “các biện pháp thị thực trả đũa liên quan đến những hành động ‘không thân thiện’ của một số quốc gia nước ngoài” đang được soạn thảo.

“Đạo luật này sẽ đưa ra một số hạn chế đối với việc xâm nhập vào lãnh thổ của Nga.

Trong khi đó, thủ tục nhập cảnh và lưu trú tại Nga đối với người không có quốc tịch và người đến lãnh thổ Ukraine đã được đơn giản hóa. Điều này được thực hiện “nhằm ngăn chặn mối đe dọa đến tính mạng và sức khỏe” của họ, để họ có thể trở về quê hương một cách an toàn.

Tuần trước, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawwiecki kêu gọi ngừng cấp thị thực cho công dân Nga để trừng phạt nước này.

Nhật Bản trước đó đã đóng băng việc cấp thị thực cho một số người Nga, trong khi đó Lithuania, Latvia, Na Uy và Cộng hòa Séc đã ngừng cấp thị thực cho tất cả công dân Nga. Praha và Oslo cũng đã đình chỉ việc chấp nhận các giấy tờ để xin giấy phép cư trú.

Danh sách “các quốc gia không thân thiện” của Nga ban đầu chỉ có Mỹ và Cộng hòa Séc. Tuy nhiên, nó đã được mở rộng đáng kể vào tháng 3 sau các biện pháp trừng phạt chưa từng có của phương Tây đối với Moscow. Bây giờ danh sách này bao gồm tất cả các thành viên EU.

Tất cả các quốc gia trên đều phải chịu nhiều biện pháp trả đũa, hạn chế và các yêu cầu cụ thể từ Nga. Gần đây, Tổng thống Putin đã ra lệnh chuyển tất cả các khoản thanh toán khí đốt tự nhiên từ “các quốc gia không thân thiện” sang đồng rúp – Một biện pháp đã bị nhóm G7 bác bỏ vào hôm qua.

Một sáng kiến “trả đũa” khác là Bộ Tài chính yêu cầu các công ty Nga muốn làm việc với các công ty thuộc các quốc gia trong danh sách trên phải được sự cho phép của chính phủ trước.

Moscow triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine vào ngày 24/2 vì cho rằng cần bảo vệ các nước cộng hòa ly khai và chính Nga. Hiện Nga yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố là một quốc gia độc lập và không bao giờ tham gia vào khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu.

Kiev khẳng định hành động của Nga là hoàn toàn vô cớ và bác bỏ thông tin đang có kế hoạch chiếm lại 2 nước cộng hòa ly khai bằng vũ lực.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ