Nga có thể mở Mặt trận thứ hai từ hướng Belarus?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Để kéo giãn lực lượng Ukraine trên toàn tuyến biên giới với Nga và Belarus dài hơn 2000km, Moscow có thể mở Mặt trận thứ hai từ Belarus đánh xuống.

Nga có thể mở Mặt trận thứ hai từ hướng Belarus?

Ukraine buộc phải mở mặt trận thứ hai ở Belarus?

Theo ông David Arakhamia, thành viên Ủy ban An ninh, Quốc phòng và Tình báo Quốc gia của Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine), cho biết trên Sky News, chính quyền Kiev có thể phải đối mặt với vấn đề mở mặt trận thứ hai với Belarus trong trường hợp Nga triển khai vũ khí hạt nhân ở đó.

Theo ông, nếu Nga thực sự coi trọng điều này, Ukraine sẽ phải đối mặt với thách thức thực sự là mở mặt trận thứ hai ở hướng bắc đất nước.

Như vậy, Ukraine sẽ tiếp tục phải căng mình trên một mặt trận tiềm năng với Belarus, với bình diện chiến trường tiềm năng khoảng hơn một nghìn km.

Kiev và Minsk có đường biên giới chung dài 1.085km, điểm gần nhất từ biên giới phía nam của Belarus cách thủ đô của Ukraine vẻn vẹn chưa đầy 100km, nằm trong tầm bắn của nhiều loại tên lửa/pháo phản lực của Nga.

Các tuyến đường giao thông trên bộ rất thuận lợi cho các mũi tấn công trên bộ, khoảng cách quá gần cũng phù hợp với việc triển khai các chiến dịch đổ bộ đường không bằng máy bay vận tải hoặc trực thăng.

Theo ông Arakhamia, Ukraine coi tuyên bố của Nga về việc triển khai vũ khí hạt nhân là mối đe dọa nghiêm trọng và mặc dù không tin lắm vào việc chiến tranh hạt nhân sẽ thực sự xảy ra, nhưng cả thế giới vẫn phải sẵn sàng đối phó với tình hình này.

Ngoài ra, vị nghị sĩ Ukraine một lần nữa kêu gọi các đồng minh phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu cho Lực lượng Vũ trang Ukraine và nhấn mạnh, Kiev tin tưởng vào tàu chiến và máy bay chiến đấu liên minh sẽ cho phép nước này đối chọi được với sức mạnh quân sự khổng lồ của Nga.

Trước đó, Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố rằng, Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus.

Mặc dù ông không nêu rõ loại vũ khí nào sẽ được triển khai ở lãnh thổ đồng minh nhưng giới truyền thông Nga đã gợi ý rằng, “Belarus đã được cung cấp các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander”.

Theo nhà lãnh đạo Nga, hai nước sẽ bắt đầu huấn luyện các ê-kíp chiến đấu từ ngày 03/4. Đến ngày 01/7, một cơ sở cất trữ vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus sẽ hoàn thành việc xây dựng.

Lực lượng Nga ở Belarus rất gần thủ đô Kiev của Ukraine

Hiện nay, Nga cũng đang tập trung một lượng lớn quân nhân và vũ khí, trang bị hạng nặng trên lãnh thổ Belarus, theo thỏa thuận xây dựng “Lực lượng Quân sự Chung Nga-Belarus” được hai nhà lãnh đạo Putin và Lukashenko thống nhất thành lập vào tháng 10 năm ngoái.

Theo giới chuyên gia quân sự, quân số Nga đồn trú ở quốc gia đồng minh vào khoảng từ 11-15 nghìn quân với hàng trăm xe tăng và hàng chục máy bay chiến đấu. Trong khi Belarus đóng góp cho "Lực lượng Quân sự chung" vào khoảng 7000 binh sĩ.

Moscow và Minsk đã xây dựng một “Học thuyết quân sự của Nhà nước Liên minh Nga và Belarus”, hình thành không gian phòng thủ chung và đảm bảo an ninh của Nhà nước Liên minh, với nền tảng là “Lực lượng quân sự chung Nga-Belarus” và “Hệ thống phòng không thống nhất”.

Sau khi Nga tuyên bố triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ đồng minh, giới chức Kiev càng lo ngại rằng, Nga sẽ mở “Mặt trận Thứ hai”, bằng cách mở một cuộc tấn công thứ hai từ Belarus xuống thủ đô Kiev của Ukraine.

Với sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander triển khai trên lãnh thổ Belarus có tầm phóng từ 500-750km, thủ đô Kiev của Ukraine sẽ bị uy hiếp nghiêm trọng.

Dự báo này càng có cơ sở khi Nga đang tiến rất chậm trên chiến trường Donbass, chưa hoàn toàn bao vây được thành phố chiến lược Bakhmut; các mũi tấn công khác ở Lyman (gồm Lyman và Kupiansk), Avdiivka, Marinka và Shakhtarsk cũng đang ở thế giằng dai.

Do đó, để kéo giãn lực lượng Ukraine trên toàn tuyến biên giới Ukraine-Nga/Belarus dài hơn 2000km, tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng Nga ở Donbass triển khai chiến dịch tấn công mùa xuân ở Donetsk, Nga hoàn toàn có thể mở “Mặt trận Thứ hai” ở Belarus.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.