Nga cáo buộc Mỹ cung cấp vũ khí hóa học cho Kiev

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Một quan chức quân sự cấp cao Nga mới đây cáo buộc Mỹ cung cấp vũ khí hóa học cho Ukraine, điều này vi phạm các quy định của OPCW.

Trung tướng Igor Kirillov cáo buộc Mỹ cung cấp vũ khí hóa học cho Ukraine
Trung tướng Igor Kirillov cáo buộc Mỹ cung cấp vũ khí hóa học cho Ukraine

“Nga ghi nhận trường hợp quân Ukraine sử dụng lựu đạn hóa học do Mỹ sản xuất trong khu vực hoạt động quân sự đặc biệt.

Cụ thể, lực lượng Ukraine đã sử dụng lựu đạn hơi ngạt do Mỹ sản xuất nạp chất ‘CS’ - một thành phần chính của hơi cay, có khả năng gây bỏng da và liệt hô hấp, đồng nghĩa với việc Washington đã vi phạm Công ước về vũ khí hóa học (CWC) được Mỹ phê chuẩn ngày 25/4/1997”, Trung tướng Igor Kirillov, người đứng đầu Lực lượng Phòng thủ Hạt nhân, Hóa học và Sinh học (RChBD) của quân đội Nga cho biết.

Trong khi đó, ông Igor Nikulin, chuyên gia quân sự, cựu thành viên Ủy ban Vũ khí Hóa học và Sinh học của Liên hợp quốc, nói với Sputnik:

“Ukraine đã nhận được vũ khí hóa học do Mỹ sản xuất cùng với hệ thống HIMARS, tổ hợp phòng thủ tên lửa Patriot, pháo tự hành, v.v. trực tiếp từ Mỹ”.

“Có nghĩa là Mỹ đang công khai vi phạm Công ước về Vũ khí Hóa học mà chính nước này đã ký kết. Như họ nói, không có gì mang tính cá nhân, chỉ là công việc kinh doanh”, ông Nikulin nhấn mạnh.

Theo chuyên gia này, Mỹ nhận thức rõ rằng, lực lượng vũ trang Ukraine sẽ sử dụng những vũ khí hóa học này để chống lại quân đội Nga. Như vậy là Mỹ đang trực tiếp giật dây Kiev.

“Không một cuộc tấn công nào được thực hiện trên lãnh thổ Nga mà không có sự tham gia của các nhà quản lý Mỹ hoặc Anh. Đặc biệt là hiện nay, khi lực lượng vũ trang Ukraine đang trên bờ vực thất bại, phương Tây đang hỗ trợ Ukraine bằng mọi phương tiện mà nước này có”, ông Nikulin chỉ rõ.

Theo Trung tướng Kirillov, ngày 28/12/2023, lựu đạn do Mỹ sản xuất chứa khí CS đã được thả từ máy bay không người lái (UAV) xuống các vị trí của quân Nga ở khu vực Krasny Liman.

“Thứ nhất, axit hydrocyanic là một chất độc nguy hiểm. Ở Mỹ, nó vẫn được sử dụng trong các phòng hơi ngạt và Đức Quốc xã đã sử dụng nó để giết tù nhân trong các trại tập trung. Đây là một trong những chất độc nhất trên Trái Đất.

Các chất khác như chloropicrin, chloroacetophenon là các phương tiện đặc biệt, có hơi cay, được cảnh sát sử dụng để giải tán người biểu tình. Một người nhận liều lượng lớn có thể chết. Chúng bị cấm ở Liên minh châu Âu", ông Nikulin giải thích.

Vào ngày 31/1/2024, lực lượng vũ trang Ukraine đã sử dụng một loại hóa chất độc hại không xác định gây bỏng mà sau này được xác định là anthraquinone.

“Nó được sử dụng trong lựu đạn được thả từ UAV. Đây quả thực là một chất nằm trong danh sách của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW). Nó cũng khá nguy hiểm, thậm chí gây chết người. Nó ảnh hưởng đến thận và hệ hô hấp khiến chúng bị suy. Đây thực sự là một vũ khí hóa học”, ông Nikulin cho biết.

Theo tướng Kirillov, lực lượng vũ trang Ukraine hiện đang có kế hoạch sử dụng các chất hóa học nguy hiểm để cản trở cuộc tấn công của quân đội Nga nhằm có thêm thời gian chuẩn bị các tuyến phòng thủ ở vùng Zaporozhye, Kharkov và Sumy.

“Người Ukraine đã đặt các xe tăng chứa axit hydrocyanic và amoniac dọc theo những hướng nguy hiểm mà quân đội Nga có thể di chuyển.

Nếu những chiếc xe tăng này bị nổ tung trong khi các đơn vị Nga đang di chuyển gần đó thì tất nhiên hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người sẽ bị ảnh hưởng. Đây không khác gì một nỗ lực sử dụng vũ khí hóa học một cách công khai", ông Nikulin giải thích

Trong khi đó, vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh kho vũ khí hóa học của Mỹ. Theo tướng Kirillov, hai cơ sở ở Mỹ vẫn đang lưu trữ lượng lớn các chất hóa học cực độc còn sót lại sau khi phá hủy vũ khí hóa học được công bố của Mỹ.

Ông Kirillov ngày 19/2 nhấn mạnh rằng, Mỹ dự kiến sẽ hoàn thành việc tiêu hủy các kho dự trữ này vào năm 2007, nhưng việc này vẫn chưa được thực hiện.

Người ta cũng biết rằng, trong năm 2003-2011, Mỹ đã xác định được hơn 4.500 quả đạn pháo và tên lửa hóa học có chứa khí mù tạt và sarin trên lãnh thổ Iraq.

Một số vũ khí đó đã được tiêu hủy tại địa phương mà không có lệnh trừng phạt của OPCW, trong khi số khác được xuất khẩu sang Mỹ; vẫn chưa rõ chuyện gì đã xảy ra với những quả đạn này.

Ông Nikulin thu hút sự chú ý đến việc OPCW vẫn chưa điều tra những trường hợp này, cho thấy trên thực tế Mỹ đang kiểm soát.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một góc quần đảo Nam Du. Ảnh: TG

Dạy học nơi đầu sóng

GD&TĐ - Quần đảo Nam Du gồm hơn 20 đảo lớn, nhỏ nằm sát nhau, thuộc sự quản lý của 2 xã: An Sơn và Nam Du (Kiên Hải, Kiên Giang).