Ngoại trưởng Nga tuyên bố rằng Warsaw có thể mong muốn thiết lập một chỗ đứng vững chắc ở thành hố Lvov lớn phía tây Ukraine và ở lại đó sau khi xung đột kết thúc, đây là điều từng xảy ra trước đây. Ông cũng cảnh báo các nước Baltic không nên cử “các tiểu đoàn nhỏ” của họ đến chiến đấu với quân đội Nga ở Ukraine.
“Các đồng nghiệp Ba Lan của chúng tôi đã tuyên bố rằng họ sẽ có hội nghị thượng đỉnh NATO ngay bây giờ và lực lượng gìn giữ hòa bình nên được triển khai. Tôi hy vọng họ hiểu những gì đang bị đe dọa. Đây sẽ là một cuộc đụng độ trực tiếp giữa lực lượng vũ trang Nga và NATO. Mọi người không chỉ muốn tránh nó mà còn cho rằng nó không bao giờ được diễn ra về nguyên tắc” – ông Lavrov nói.
Đầu tuần trước, Thủ tướng Ba Lan, Cộng hòa Séc và Slovenia được cho là đã tới Kiev gặp Tổng thống Ukraine Zelensky. Sau đó Phó Thủ tướng Ba Lan Jaroslaw Kaczynski tuyên bố NATO nên triển khai sứ mệnh giữ gìn hòa bình tới Ukraine trong khi EU nên trao quy chế ứng cử viên chính thức cho Kiev.
“Tôi tin rằng một sứ mệnh gìn giữ hòa bình của NATO là cần thiết, một sứ mệnh có thể tự vệ và sẽ hoạt động ở Ukraine” – ông Kaczynski nói.
Trước đây, Thủ tướng Anh Boris Johnson bác bỏ đề nghị của Kiev về việc thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine khi cho rằng điều này chắc chắn sẽ dẫn đến một cuộc đụng độ trực tiếp với Nga.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng tuyên bố Mỹ “không gây chiến chống lại Nga ở Ukraine” và cảnh báo rằng một cuộc đối đầu trực tiếp giữa NATO và Moscow là một cách để bắt đầu Thế chiến thứ 3.
Moscow triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine vào ngày 24/2 vì cho rằng cần bảo vệ các nước cộng hòa ly khai và chính Nga. Hiện Nga yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố là một quốc gia độc lập và không bao giờ tham gia vào khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu.
Kiev khẳng định hành động của Nga là hoàn toàn vô cớ và bác bỏ thông tin đang có kế hoạch chiếm lại 2 nước cộng hòa ly khai bằng vũ lực. Mỹ và nhiều quốc gia EU đã áp lệnh trừng phạt kinh tế chưa từng có đối với các tổ chức và cá nhân Nga.