Châu Âu thông qua chiến lược phòng thủ chung khi chiến sự đang diễn ra ở Ukraine

GD&TĐ - Hôm qua (21/3), Liên minh châu Âu thông qua một chiến lược phòng thủ chung của toàn khối nhằm tạo ra một lực lượng triển khai của EU gồm 5.000 quân.

Châu Âu thông qua chiến lược phòng thủ chung.
Châu Âu thông qua chiến lược phòng thủ chung.

Bộ trưởng Ngoại giao Latvia Edgars Rinkevics tuyên bố “Liên minh châu Âu vừa phê duyệt La bàn chiến lược”, sau một cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao châu Âu tại Brussels trước đó trong ngày.

“Kế hoạch này cung cấp công cụ cần thiết để EU có thể trở thành một tổ chức quốc phòng và an ninh địa chính trị thực sự cùng với NATO” – Ông nói và cho biết đây chỉ là “bước khởi đầu” cho tương lai quân sự của khối.

Bản thân kế hoạch này đã có từ năm 2020, khi nó được Hội đồng châu Âu đề xuất. Kể từ đó, kế hoạch này bị chỉ trích bởi các quốc gia Đông Âu muốn dựa vào NATO và Mỹ cho các nhu cầu quốc phòng của họ.

Tuy nhiên, xung đột bùng nổ ở Ukraine đã khiến việc thông qua kế hoạch trên diễn ra nhanh hơn.

Hiện tại, kế hoạch chiến lược trên nhằm mục đích cải thiện hợp tác giữa các quân đội châu Âu hiện có, thúc đẩy hợp tác với NATO, củng cố khả năng phòng thủ mạng và tạo điều kiện đầu tư chung vào nghiên cứu và phát triển.

Tuy nhiên, nó cũng tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra “năng lực trển khai nhanh chóng” 5.000 quân của EU, đánh dấu bước đầu tiên mà khối này thực hiện nhằm tạo ra một quân đội chung.. Đặc biệt, động thái này diễn ra chưa đầy một tháng sau khi Ủy ban châu Âu thông báo sẽ cung cấp cho Ukraine số vũ khí và đạt được trị giá 450 triệu euro.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...