Nếp nhà qua mâm cỗ Tết

GD&TĐ - Mâm cơm Tết mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Nó không chỉ là lòng thành mà con cháu dâng cúng tổ tiên mà thông qua đó, cha mẹ rèn giũa con cái vào khuôn phép.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Nó chính là bài học về cuộc sống, sự cần kiệm, phép ứng xử và văn hóa truyền thống.

Ăn hay chơi Tết?

Vợ chồng chị Bích Liên (Hoàng Mai – Hà Nội) thường than mệt mỏi trước những thủ tục ngày Tết. Anh chị sợ đến tận ngày 30 vẫn lúi húi trong bếp chuẩn bị mâm cơm Tết.

Chị Liên chia sẻ, năm ngoái chị được giao nhiệm vụ chuẩn bị mâm cơm Tết. Chị đã quên một số món và rồi cả nhà phải tất tả đi tìm mua. Năm nay vợ chồng chị quyết định du lịch xa thay vì ở nhà với gia đình. Chị Liên nghĩ mâm cơm Tết có thể giản lược cho mọi người nhẹ nhàng. Bởi theo chị Tết là khoảng thời gian nghỉ ngơi. Người ta chơi Tết chứ không phải ăn Tết!

Với vợ chồng chị Hải Yến (Quận 12, TPHCM), trước kia ở chung với bố mẹ chồng thì việc chuẩn bị mâm cơm Tết đã có bố mẹ lo. Nhưng khi ra ở riêng, chị không thể ủy thác việc chuẩn bị mâm cơm Tết cho bố mẹ nữa.

Hồi đầu vợ chồng chị phải tự chuẩn bị tất bật, nấu món này, bày món nọ làm sao để mâm cơm đầy đủ, chỉn chu nhất. Kỳ công thế nhưng ăn chỉ được một bữa, đến bữa thứ 2 là chán. Bởi các món ăn cứ lặp đi lặp lại từ năm này qua năm khác và đi đến nhà ai cũng từng ấy món. Nên năm nay vợ chồng chị Yến quyết định đặt mâm cơm Tết thắp hương để dành thời gian đưa con đi ngắm phố phường và chơi chợ hoa.

TS Nguyễn Thu Hiền (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) cho rằng, không thể phủ nhận đây là tâm lý chung của nhiều người trẻ về mâm cơm Tết hiện nay.

Cuộc sống đầy đủ và hiện đại có vẻ làm bớt đi sự ưa thích đối với những món ăn truyền thống – những món đặc trưng hương vị Tết. Mọi người sợ ngấy, sợ mập, sợ sự lặp đi lặp lại của mâm cơm Tết, trở nên bội thực với cái sự lâu lâu mới có một lần của truyền thống. Chưa kể mâm cơm Tết cần sự cầu kỳ, chỉn chu nên nhiều bạn trẻ với độ kiên nhẫn giới hạn không thể chịu được việc nấu nướng hì hục trở nên sợ cơm Tết vô cùng.

Với những người trẻ lập nghiệp xa nhà, việc chuẩn bị mâm cơm Tết không được chú trọng nhiều. Nên khi có gia đình riêng, nhiều người thực hiện một cách không thành thạo và đầy đủ. Nhiều gia đình trẻ thuê nhà hay có căn hộ riêng thường chỉ thờ thổ công, thổ địa và thần tài nên việc chuẩn bị mâm cơm Tết có thể có nhưng đơn giản hoặc không.

Trên mâm cơm Tết ngày nay, nhiều món có thể mua được trên mạng hay ra cửa hàng. Món ăn không còn giữ được cách làm truyền thống. Nhiều gia đình trẻ còn đơn giản đến mức chỉ cúng xôi gà cho có lệ, xong rồi cả nhà quây quần bằng nồi lẩu là xong.

“Dù phong tục truyền thống đã được giản tiện hay phần nào đó thay đổi đi khá nhiều, vẫn phải dựa trên những nền tảng cơ bản. Như việc chuẩn bị một mâm cơm Tết cúng tổ tiên cũng rất quan trọng.

Việc chuẩn bị được tiến hành bởi người chủ gia đình cùng con cháu. Nhà nào có điều kiện thì làm to, nhà nào kinh tế eo hẹp cũng phải có mâm cơm canh báo cáo tổ tiên, mời ông bà về ăn Tết. Thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp, là niềm tin, chỗ dựa tinh thần cho cuộc sống và là một phương thức, cách thức dạy dỗ con cháu sống tốt, sống đẹp”, TS Nguyễn Thu Hiền nhấn mạnh.

Cũng bởi đủ đầy, trẻ không còn được ngồi xem bố mẹ, ông bà gói bánh chưng và thấp thỏm chờ ít gạo thừa để tự tay gói chiếc bánh nhỏ cho mình. Trẻ không được học sự khéo léo, tinh tế của mâm cơm Tết. Con gái lớn dần quên đi nữ công gia chánh, thậm chí không biết hết các món ăn truyền thống trong mâm cơm Tết. Quan trọng và đáng tiếc hơn là nhiều giá trị truyền thống, ý nghĩa đẹp của mâm cơm Tết bị mai một.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Không chỉ là nếp nhà

Nhân dịp Tết, MC Minh Trang (VTV) đã có chia sẻ về “ăn Tết”. Theo cô, trong phong tục người Việt, cụm từ “ăn Tết” để nói đến tất cả các công việc chuẩn bị cho các ngày đầu năm mới.

Từ “ăn” trong cụm từ “ăn Tết” phần nào nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của mâm cơm Tết trong gia đình vào những dịp này. Một mâm cơm Tết luôn là trung tâm của ngôi nhà, là thứ tạo nên không khí Tết, và dù trên mâm cơm  ấy là món gì của miền nào thì cũng đều có ý nghĩa kết nối các thành viên trong gia đình lại với nhau, và cũng kết nối những con người của hiện tại với ông bà tổ tiên.

“Hồi bé nếu có lăng xăng giúp mẹ, giúp bà chuẩn bị cơm Tết thì cũng chỉ được sai thái giò, rán nem, cắt bánh chưng các kiểu chứ cấm được đụng vào bát nước chấm nem của cả nhà. Thứ đó chỉ có mẹ, người được cả nhà tin tưởng và “thẩm định” về trình độ pha nước mắm chấm rồi, mới được giao trọng trách này”, MC Minh Trang hồi tưởng.

Là người phụ nữ Hà Nội, chị Trà My (quận Hai Bà Trưng) vẫn yêu Tết và đón Tết như một đứa trẻ với tất cả niềm hào hứng và thích thú. Sợi dây liên kết chị với tuổi thơ đẹp chính là mâm cơm Tết dâng lên tổ tiên. Với chị, mâm cơm Tết là một bản sắc văn hóa, là thứ kết nối mình với ông bà, cha mẹ và rèn con mình vào nếp nhà. Nên chị vẫn duy trì nếp ăn Tết đúng mực với mâm cơm tinh tế, không hiện đại lai căng.

Nhiều gia đình nấu mâm cơm Tết với sơn hào hải vị hay thích gì dùng nấy, tuy có thể giảm bát, giảm đĩa nhưng vẫn cố gắng giữ các món ăn đúng truyền thống, không xuề xòa. Mâm cơm Tết truyền thống của người Hà Nội xưa phải có đủ 6 bát, 6 đĩa nhưng là bát nhỏ xinh có họa tiết đặc trưng. Mâm cơm Tết ấy vừa đề huề lại vừa không thừa thãi, không phung phí.

Mâm cơm dâng lên trau chuốt bao nhiêu, mâm cơm hạ xuống dùng càng phải mực thước bấy nhiêu. Chị Trà My vẫn nhớ mẹ dạy, phải ăn từ món thanh trước rồi mới đến những món vị đậm dần. Mời ông bà, cha mẹ ăn phải từ miếng bóng, miếng nấm sau mời sang đĩa thịt đông, đĩa giò lụa... Có như vậy người ăn vừa ngon miệng vừa cảm nhận được sự chu đáo của chủ nhà.

Theo ThS Tâm lý Trần Thị Mạnh Linh – Giám đốc Công ty tham vấn, tư vấn trị liệu tâm lý “Mạnh Linh School psychology”, người Việt Nam có truyền thống “uống nước nhớ nguồn” nên những ngày Tết dâng cúng tổ tiên là một nghi lễ nhất định phải có.

Thông qua mâm cơm Tết, cha mẹ rèn giũa con cái vào khuôn phép, dạy con những bài học về cuộc sống, về cần kiệm, về phép ứng xử và về cái đẹp. Những gì phụ huynh đã được dạy, nay sẽ chỉ dạy lại cho con cái mỗi dịp Tết về. Đây là dòng chảy xuyên suốt, không ngừng và bền vững của văn hóa truyền thống dân tộc, là sự gắn kết cội nguồn và nhân lên những giá trị tinh thần tốt đẹp cho các thành viên trong gia đình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.

Arsenal tổn thất lớn

Arsenal tổn thất lớn

GD&TĐ - Bukayo Saka sẽ phải ngồi ngoài "nhiều tuần" vì chấn thương nghiêm trọng trong trận Arsenal thắng Crystal Palace 5-1 ở vòng 17 Ngoại hạng Anh.