Nên cho trẻ sử dụng đồ công nghệ ở tuổi nào?

Công nghệ số với nhiều phụ thuộc và cám dỗ, nhiều cha mẹ luôn nghĩ nên để trẻ tiếp xúc với các thiết bị kỹ thuật công nghệ càng muộn càng tốt. Nhưng trên thực tế, suy nghĩ này không hoàn toàn đúng.

Nên cho trẻ sử dụng đồ công nghệ ở tuổi nào?
Theo các nghiên cứu, thậm chí, có những trẻ em ngay từ nhỏ đã sớm tiếp xúc với điện thoại thông minh nhưng nhờ có phương pháp giáo dục thích hợp của cha mẹ nên vẫn có được những thói quen tốt. 
Ngược lại, cũng có không ít trẻ em đến tận cuối cấp I hoặc bước vào lứa tuổi thanh thiếu niên mới bắt đầu sử dụng các thiết bị công nghệ kỹ thuật số nhưng vì giữa cha mẹ và con không có sự thấu hiểu lẫn nhau nên không kiểm soát được, thậm chí có thể xảy ra những hậu quả đáng tiếc hơn.
kids-on-phone4.jpg
Do đó, cha mẹ cần phải cẩn thận lựa chọn thời điểm thích hợp. Có một vài điều kiện để có thể nhận định đâu là thời điểm thích hợp. Trước hết, chỉ cho trẻ sử dụng thiết bị công nghệ khi trẻ vẫn đặt dưới sự kiểm soát của cha mẹ. Tuy nhiên, cha mẹ không nên đơn phương áp đặt với trẻ. Nếu không, trẻ sẽ vờ như đang nghe lời, mà thật ra vẫn chưa tự nhận thức được vấn đề và tự nguyện làm theo. 
Khi cân nhắc về thời điểm cho trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh, cha mẹ nên nhận định xem trẻ đã đủ trưởng thành để tuân thủ theo các quy tắc mà cha mẹ đề ra chưa. Trẻ chỉ có thể tự kiểm soát bản thân và tuân thủ theo đúng quy tắc nếu đã có nền tảng là khả năng tiết chế, khả năng điều tiết sự kích động và khả năng chịu đựng nỗi thất vọng, để dù trẻ vẫn còn muốn chơi cũng vẫn có thể kiềm chế được. 
Nếu nhận thấy, trẻ có biểu hiện khó kiểm soát sự kích động hoặc thiếu tập trung hơn so với những trẻ em cùng tuổi, thì cha mẹ chưa nên cho con sử dụng các thiết bị này. Thay vào đó, cha mẹ hãy tập trung giải quyết vấn đề của con đang gặp phải. Bởi những trẻ thiếu khả năng tập trung và có xu hướng bốc đồng thì sẽ dễ sa đà, dễ phụ thuộc vào các thiết bị điện tử hơn các trẻ khác.
Theo Phunuvietnam.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.