NASA mách bạn 15 loại cây cảnh tốt nhất để thanh lọc không khí trong nhà

Dương xỉ, cây nhện hay thường xuân đều nằm trong danh sách những loại cây cảnh có tác dụng thanh lọc không khí hiệu quả của NASA.

NASA mách bạn 15 loại cây cảnh tốt nhất để thanh lọc không khí trong nhà
Năm 1989, NASA - Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ đã xây dựng một phòng nghiên cứu không khí sạch để xác định xem loại cây nào có khả năng thanh lọc không khí tốt nhất. Quá trình nghiên cứu đã cho thấy, không khí trong nhà có chứa một số lượng lớn các chất độc hại, như benzene, trichloroethylene, ammonia...
Đồng thời các nhà khoa học NASA cũng thấy rằng các loại cây trồng dưới đây cũng có thể là những vũ khí lợi hại để chống lại những chất có hại ấy nhờ khi có thể hấp thụ lên đến 85% lượng khí có hại, làm sạch không khí trong nhà, các tòa nhà văn phòng.
1. Hồng môn
Theo thí nghiệm của Nasa, cây hồng môn giữa ẩm rất tốt trong không khí. Loại cây này cũng hấp thụ chất xylene và toluene và chuyển đổi chúng thành các chất vô hại.
hồng môn
testing/shutterstock.com
2. Hoa đồng tiền
Loại cây có hoa màu rực rỡ này không chỉ tô điểm cho không gian sống mà còn vô cùng là hữu ích trong việc loại bỏ các chất độc hại như benzen, formaldehyde và trichloroethylene từ không khí. Một lưu ý khi trồng hoa đồng tiền là hãy đặt nó ở một nơi ấm áp, đủ ánh sáng.
hoa đồng tiền
memaggiesa / shutterstock.com
3. Cây vạn niên thanh leo
Cây vạn niên thanh leo hay còn gọi là Scindapsus là một trong những loại cây dễ trồng và có khả năng thanh lọc không khí cực tốt. Trên thực tế loại cây này có khả năng thanh lọc benzene và formaldehyde hiệu quả, ngoài ra cây cũng có thể sinh trưởng tốt trong bóng râm. Nhưng hãy nhớ đây là một trong những loại cây có độc , vì thế nên trồng cách xa tầm với của trẻ em cũng như thú nuôi trong nhà.
vạn niên thanh
Panuwat.T / shutterstock.com
4. Cây phú quý
Cây phú quý (Aglaonema) được chứng minh là có thể thanh lọc benzene và formaldehyde trong không khí hiệu quả. Điểm cộng của là loại cây không cần nhiều ánh nắng để sinh trưởng tuy vậy nó lại đòi hỏi môi trường có nhiều độ ẩm. Một điểm hết sức cần lưu ý khi trồng cây này là nhựa và quả của cây này có chứa độc tố, bởi thế bạn hãy tìm một vị trí hợp lý để trồng cây nhé!
phsu quý
Pekka Nikonen / shutterstock.com
5. Cây nhện
Cây nhện (Chlorophytum) hay còn gọi là lục thảo trổ, cỏ mệnh môn, luyến khách thực sự là một lựa chọn tuyệt vời để thanh lọc không khí trng nhà. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó giúp loại bỏ benzen, formaldehyde, CO và xylene từ không khí trong nhà. Về hình thức, cây dễ trồng, đẹp mắt và quan trọng nhất nó hoàn toàn vô hại đối với trẻ em và động vật.
cây nhện
Bozhena Melnyk / shutterstock.com
6. Thường xuân

Cây thường xuân (Ivy) có thể hấp thu benzen, carbon monoxide, formaldehyde và trichloroethylene Đồng thời nó cũng giúp loại bỏ một số chất gây dị ứng, ví dụ như nấm mốc. Một điểm cộng nữa của loại cây này là nó có thể sinh trưởng tốt điều kiện ánh sáng thấp.
thường xuân
7. Cây đỗ quyên
Bên cạnh những bông hoa rực rỡ siêu đẹp, đỗ quyên còn có tác dụng giúp không khí của bạn không bị ảnh hưởng bởi chất formaldehyde vốn tìm thấy ở ván ép, đồ nội thất và thảm. Tuy vậy loại cây này lại chứa Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng.
đỗq uyên
Brykaylo Yuriy / shutterstock.com
8. Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ dễ trồng, gần như ở trồng ở đâu, trong hoàn cảnh thiếu sáng hay thiếu nước thế nào, cây vẫn phát triển được. Cây có tác dụng tích cực trong việc loại bỏ formaldehyde, benzene, trichloroethylene ở nhà hay văn phòng. Vào ban đêm, cây cũng giúp hấp thụ carbon dioxide và "nhả" khí oxy.
luoi ho
Federico Quevedo / shutterstock.com
9. Cây huyết dụ
Một trong những cách tốt nhất để hóa giải chất xylene, trichloroethylene và formaldehyde trong nhà của bạn là hãy trồng cây huyết dụ (Dracaena marginata) trong nhà. Cây này phát triển khá chậm, đòi hỏi nhiều ánh sáng và mọc khá cao nên hãy chuẩn bị thật kĩ để cây phát triển tốt nhất nhé!
huyết dụk
Géza Molnar / shutterstock.com
10. Cây trầu không
Cây trầu không (philodendron) được biết đến như mộ trong số những loại cây tuyệt vời nhất để lọc formaldehyde và các hóa chất độc hại khác từ không khí. Cây này hợp có thể sinh trưởng trong ánh sáng yếu và dễ chăm sóc nhưng trong cây lại chứa độc tố, có thể gây nguy hiểm cho trẻ em và động vật.
trầu khong
Pinon Road / shutterstock.com
11. Cây dương xỉ
Cây Dương xỉ có tên khoa học là Nephrolepis là loại cây có khả năng tạo độ ẩm và làm sạch không khí trong nhà, đặc biệt là các chất có hại như ormaldehyde, carbon monoxide và xylen. Cây dễ trồng nhưng đòi hỏi tưới nước thường xuyên.
dương xỉ
KPG Payless2 / shutterstock.com
12. Lan Ý
Lan Ý hay huệ hòa bình được biết đến với khả năng loại bỏ các chất độc hại như benzen, formaldehyde, xylen, toluen và trichloroethylene tuyệt vời từ không khí.
lan ý
13. Cọ tre
Loại cây cảnh này có thể lọc benzene, formaldehyde và trichloroethylene cực hiệu quả. Bạn có thể đặt cây này bên cạnh những món đồ nội thất sơn mài để nó hấp thụ chất có hại từ đồ dùng.
cọ
Victeah / shutterstock.com
14. Ngũ gia bì
Ngũ gia bì được Nasa chứng minh là hiệu quả trong việc làm giảm formaldehyde, toluene và benzene từ không khí.
ngxu gia vi
Flower Studio / shutterstock.com
15. Hoa cúc
Hoa cúc (Chrysanthemum) không chỉ có tác dụng trang trí nhà tuyệt vời, nhưng cũng là rất tốt trong việc loại bỏ amoniac, formaldehyde, xylene, benzene trong không khí nhà ở.
hoa cúc
Pattana / shutterstock.com
Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công cụ trí tuệ nhân tạo giải quyết nhu cầu học tập đa dạng của sinh viên.

Singapore thận trọng sử dụng AI

GD&TĐ - Các trường đại học Singapore áp dụng cởi mở nhưng thận trọng với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và thực hành.
Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

Chùm ảnh sự hỗn loạn ở Haiti

GD&TĐ - An ninh trật tự Haiti liên tục phải chịu những biến cố, từ vụ ám sát tổng thống đến động đất và tình trạng bạo lực từ các băng đảng.
Vườn thực nghiệm sâm cau tại huyện Củ Chi (TPHCM) của nhóm nghiên cứu.

Nuôi cấy sâm cau bằng công nghệ mô

GD&TĐ - Các nhà khoa học Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TPHCM đã nuôi cấy thành công giống sâm cau bằng công nghệ nuôi cấy mô.