NASA công bố mô hình biến đổi khí hậu tới 2100

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố bản dữ liệu mới nhất bao gồm mô hình thể hiện về sự thay đổi lượng mưa và nhiệt độ trên Địa Cầu từ 1950 tới 2100.

NASA công bố mô hình biến đổi khí hậu tới 2100

Click vào để xem ảnh gốc

Sự tác động lên khí hậu toàn cầu chủ yếu do nồng độ khí nhà kính trong bầu khí quyển đã không ngừng gia tăng từng năm qua. Theo những dữ liệu mới nhất được thu thập gần đây kết hợp cùng các mô hình giả lập từ máy tính, các nhà khoa học NASA đã đưa ra một dự báo về sự biến đổi nhiệt độ, lượng mưa trên toàn cầu trong suốt 150 năm.

Những mô hình có độ phân giải cao với các ô tham chiếu có kích thước 25 x 25 km và chi tiết tới từng ngày này sẽ cung cấp các ước tính về nhiệt độ tối đa, tối thiểu và lượng mưa trên toàn thế giới. 

Từ đó sẽ giúp các nhà môi trường và quản lý hiểu rõ hơn sự thay đổi của các hình thái khí hậu như lụt lội, hạn hán, các đợt sóng nhiệt cũng như rủi ro thất thu mùa màng.

Trưởng nhóm khoa học của NASA, Ellen Stofan cho biết: "Với bộ dữ liệu toàn cầu này, người dân trên thế giới sẽ có một công cụ mới đáng giá để sử dụng trong việc lập kế hoạch đối phó với tình trạng Trái Đất nóng lên".

Bộ dữ liệu với dung lượng 11 TB trên là sản phẩm mới nhất được tạo ra từ nền tảng big data NASA Earth Exchange (NEX), một nền tảng nghiên cứu dữ liệu trong Trung tâm Siêu máy tính Tiến bộ của NASA. 

Trong năm 2013, NEX đã phát hành một bộ dữ liệu tương tự dự báo khí hậu cho toàn bộ nước Mỹ nhằm định lượng những rủi ro có thể xảy đến với nền nông nghiệp, các khu rừng, sông suối và các thành phố của quốc gia này.

NASA công bố mô hình biến đổi khí hậu tới 2100 ảnh 2

Nhà khoa học Ramakrishna Nemani thuộc dự án nền tảng NEX khẳng định: "Đây là một bộ dữ liệu cơ bản để nghiên cứu và đánh giá khí hậu có thể ứng dụng cho nhiều lĩnh vực. 

NASA sẽ tiếp tục tạo ra các sản phẩm dữ liệu có giá trị phục vụ cho cộng đồng dựa trên nền tảng NEX để thúc đẩy hợp tác khoa học, chia sẻ hiểu biết cũng như nghiên cứu và phát triển".

Bộ dữ liệu mới của NASA được tích hợp các phép đo thực tế từ khắp nơi trên thế giới với dữ liệu từ hệ thống mô phỏng khí hậu được tạo ra bởi Dự án Fifth Coupled Model Intercomparison.

Có hai kịch bản phát thải khí nhà kính có thể xảy ra nhờ sử dụng mô phỏng khí hậu là "business as usual" (tạm dịch "bình thường như mọi khi") nếu lượng phát thải tiếp tục như hiện nay và "extreme case" (trường hợp cực đoan) nếu lượng phát thải gia tăng đáng kể.

Dữ liệu từ NEX và các công cụ phân tích sẽ được phát hành công khai thông qua dự án OpenNEX và dịch vụ web Amazon. OpenNEX là dự án hợp tác giữa NASA và Amazon nhằm tăng cường khả năng tiếp cận công khai dữ liệu khí hậu cũng như hỗ trợ việc lập kế hoạch nhằm tăng cường khả năng phục hồi khí hậu ở Mỹ và trên thế giới.

NASA đã và đang nhờ ưu thế mạnh mẽ trong ngành công nghiệp vũ trụ để giúp đỡ toàn bộ người dân trên toàn hành tinh có cơ hội để tiếp cận các nguồn thông tin về Trái Đất, cơ hội để cải thiện cuộc sống và đảm bảo cho một tương lai bền vững hơn.

Bạn đọc quan tâm tới bộ dữ liệu do NASA vừa công bố có thể truy cập vào các trang web sau để có thêm thông tin chi tiết.

- https://nex.nasa.gov/nex/projects/1356/

- https://cds.nccs.nasa.gov/nex-gddp/

- http://nex.nasa.gov/opennex

- http://www.nasa.gov/eart

Theo vnreview.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.