Nâng chất lượng dạy học bằng tình yêu nghề

Nằm ở ngoại vi TP. Ban Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, các nhà giáo Trường THPT Lê Duẩn đã đồng lòng vượt khó không ngừng đổi mới sáng tạo nâng cao chất lượng dạy học.

Cả thầy và trò đều nỗ lực để mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
Cả thầy và trò đều nỗ lực để mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

Cùng chung lý tưởng cao đẹp

Thầy giáo Phạm Văn Sinh, hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: So với các trường trong thành phố thì Trường THPT Lê Duẩn có tuổi đời còn khá trẻ, mới 15 tuổi thôi. Bề dày truyền thống còn đang trên chặng đường xây dựng, rất cần nỗ lực của tập thể cán bộ, viên chức và giáo viên nhà trường. Rất mừng là mọi người đều đồng tâm, vững lòng son vượt qua khó khăn để nỗ lực thực hiện nhiệm vụ cao quý – trồng người của mình.

Làm được điểu này, đầu tiên phải kể đến công sức của các thầy cô giáo, từ giáo viên chủ nhiệm đến giáo viên bộ môn, các thầy cô luôn tận tâm, đồng hành cùng học sinh, như những người bạn để có thể nghe và nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các em mà có lời khuyên, phương pháp dạy học phù hợp, động viên khuyến khích các em cố gắng trong học tập và tu dững đạo đức tốt. Về phía ban giám hiện, chúng tôi kịp thời ban hành các kế hoạch, quyết định, văn bản chỉ đạo về chuyên môn của nhà trường, động viên các thầy cô sáng tạo và nhiệt huyết nhiều hơn với lý tưởng cao đẹp mà mình đã chọn – Thầy Sinh chia sẻ.

Thầy Phạm Văn Sinh trao thưởng cho các học sinh có thành tích cao trong học tập.

Thầy Phạm Văn Sinh trao thưởng cho các học sinh có thành tích cao trong học tập.

Vững lòng son, tất cả vì học sinh thân yêu, ở cương vị của mình các thầy cô ở từng tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch giáo dục. Từ việc soạn giảng đầy đủ theo kế hoạch dạy học của đến thực hiện dạy học đảm bảo kế hoạch, quy chế chuyên môn, nghiên cứu bài học, xây dựng chuyên đề dạy học theo hướng hình thành phẩm chất và năng lực học sinh. Đặc biệt, triển khai thực hiện về Chương trình GDPT 2018, để chuẩn bị cho việc dạy học lớp 10 năm học 2022-2023 với tất cả nhiệt huyết và tình yêu nghề, yêu trường và trách nhiệm với học sinh.

Tất cả vì học sinh thân yêu

Thầy Phạm Văn Sinh chia sẻ: Các thầy cô giáo luôn cố gắng đảm bảo học sinh được giáo dục một cách toàn diện nhất. Các em được rèn luyện kỷ cương, nề nếp, dạy lòng yêu quê hương đất nước, tình cảm bạn bè, gia đình, thầy trò thông qua nhiều hoạt động ngoại khóa.

Điều này lý giải vì sao học sinh trường chăm ngoan, có ý thức phấn đấu, vươn lên trong học tập và rèn luyện, biết kính thầy mến bạn, đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau, số học sinh được xếp loại đạo đức yếu rất ít. Vất vả hơn, nhưng là trách nhiệm của mình, những học sinh cá biệt luôn được các thầy cô bên cạnh để tránh xa những điều không hay.

Cô giáo Tôn Nữ Hoàng Yến, tổ trưởng tổ Ngoại ngữ chia sẻ: Chúng tôi thường xuyên sinh hoạt chuyên môn trong tổ để cùng lắng nghe và chia sẻ kinh nghiệm hay. Trước đây chưa có dịch Covid-19 thì các cuộc họp trực tiếp, Covid-19 gây giãn cách xã hội thì họp trực tuyến, giờ thì tùy theo điều kiện chúng tôi kết hợp trực tiếp và trực tuyến để sao cho hoạt động dạy học được hiệu quả nhất. Có thể nói, từ các buổi sinh hoạt chuyên môn, các thầy cô giáo đã chia sẻ những kinh nghiệm hay, những phương pháp chuyển giao nhiệm vụ học tập tới học sinh một cách hiệu quả.

Đổi mới sáng tạo trong từng giờ học để hấp dẫn học sinh.

Đổi mới sáng tạo trong từng giờ học để hấp dẫn học sinh.

Đổi mới sáng tạo trong phương pháp giáo dục, tạo cầu nối giữa giáo viên và học sinh đã có được sự tương tác trong quá trình dạy và học, khuyến khích được học sinh học tập tốt hơn, hiệu quả hơn. Như ở tổ Sinh – Công nghệ, cô giáo Đặng Thị Minh có đề tài Mô hình trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh; Cô giáo Nguyễn Thị Hồng đề tài Hỗ trợ dạy học trực tuyến tích cực hơn với Kahoot; Cô giáo Lương Thúy Lan đề tài Thiết kế chủ đề giáo dục STEM trong dạy học phần “Phân bào”-Sinh học 10; Cô giáo Nguyễn Thị Nữ có Đè tài Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm để dạy học phần Tạo lập doanh nghiệp, Công nghệ 10.... Những đề tài, sáng kiến kinh nghiệm của các cô giáo đã tạo sự chuyển biến tích cực trong dạy môn học này.

Học sinh của trường hàng năm có lưu lượng hơn nghìn em, tỷ lệ học sinh giảm mỗi nằm vào khoảng 3 - 4%, lý do chuyển trường, do học lực yếu hoặc nghỉ đi học nghề, số học sinh giảm phần lớn là khối 10. Nắm vững đặc điểm này, tập thể giáo viên nhà trường đã kiên trì mục tiêu cao đẹp là nỗ lực dạy học thật tốt, để học sinh cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Ở trường tôi, số học sinh người dân tộc thiểu số luôn chiếm khoảng 10%, thật vui là các em luôn ở trong nhóm chăm ngoan học khá và phấn đấu học tập tốt. - Thầy hiệu trưởng Phạm Văn Sinh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ