Bộ GD&ĐT kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ giáo dục phổ thông tại Đắk Lắk

GD&TĐ - Nhằm đánh giá khách quan, sát thực tiễn tình hình thực hiện nhiệm vụ giáo dục phổ thông năm học 2021-2022, Bộ GD&ĐT đã thành lập các Đoàn kiểm tra tại các Sở GD&ĐT.

Học sinh trường THPT Hùng Vương (Đắk Lắk) trong giờ học thực hành.
Học sinh trường THPT Hùng Vương (Đắk Lắk) trong giờ học thực hành.

Chiều 20/4, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do TS Đỗ Đức Quế - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (GDTrH) làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk về tình hình thực hiện nhiệm vụ giáo dục phổ thông năm học 2021-2022.

Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT làm việc với Sở GD&ĐT Đắk Lắk.
Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT làm việc với Sở GD&ĐT Đắk Lắk.

Tiếp và làm việc với Đoàn, có ông Phạm Đăng Khoa - Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở GD&ĐT; bà Lê Thị Kim Oanh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT; đại diện các phòng chuyên môn, nghiệp vụ Sở GD&ĐT; đại diện một số đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh.

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lê Thị Kim Oanh báo cáo với Đoàn công tác.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lê Thị Kim Oanh báo cáo với Đoàn công tác.

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Đắk Lắk, mặc dù năm học 2021-2022 gặp vô vàn khó khăn do dịch Covid-19 bùng phát mạnh, hầu hết các trường học, cơ sở giáo dục phải đóng cửa, chuyển sang dạy học trực tuyến và các hình thức dạy học khác… Đặc biệt, nhiều học sinh ở các trường học vùng sâu, vùng xa, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số thiếu thiết bị tối thiểu để học trực tuyến, nhiều vùng chưa có mạng internet (sóng 4G)… buộc các thầy, cô giáo phải băng rừng, lội suối để đến tận nhà để giao bài, hướng dẫn học tập cho học sinh.

Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT dự giờ một tiết dạy của cô trò Trường THPT Hùng Vương (huyện Krông Ana).
Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT dự giờ một tiết dạy của cô trò Trường THPT Hùng Vương (huyện Krông Ana).

Tuy nhiên, nhờ bám sát các văn bản chỉ đạo sát sao của Bộ GD&ĐT, Tỉnh uỷ, HĐND - UBND tỉnh; sự phối hợp nhịp nhàng của các sở, ngành và chính quyền địa phương; sự chung tay, đồng lòng của toàn xã hội, Đắk Lắk đã triển khai hiệu quả nhiệm vụ giáo dục phổ thông theo khung kế hoạch năm học 2021-2022 của Bộ GD&ĐT và của UBND tỉnh, trong đó có nhiều kết quả tích cực đáng ghi nhận.

Các trường học đã chủ động, linh hoạt thích ứng trong việc triển khai kế hoạch dạy học trong điều kiện ưu tiên bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh; duy trì chất lượng dạy học, giáo dục phù hợp với yêu cầu thực tế địa phương, đơn vị.

Đặc biệt, về thành tích giáo dục mũi nhọn, tiếp tục duy trì ví trí dẫn đầu khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên về học sinh giỏi quốc gia THPT; lần đầu có dự án khoa học kỹ thuật đại diện cho Việt Nam dự thi quốc tế; tiếp tục duy trì thành tích cao các cuộc thi, kỳ thi khu vực và quốc gia về sáng tạo và khởi nghiệp, An toàn giao thông…

TS Đỗ Đức Quế - Phó Vụ trưởng Vụ GDTrH, Bộ GD&ĐT trực tiếp dự giờ 1 tiết Hoá (Trường THPT Hùng Vương) và 1 tiết Toán (Trường THCS Lương Thế Vinh).
TS Đỗ Đức Quế - Phó Vụ trưởng Vụ GDTrH, Bộ GD&ĐT trực tiếp dự giờ 1 tiết Hoá (Trường THPT Hùng Vương) và 1 tiết Toán (Trường THCS Lương Thế Vinh).

Theo đánh giá của Đoàn kiểm tra, các trường học chủ động, linh hoạt triển khai tốt kế hoạch dạy học, giáo dục năm học 2021-2022. Đội ngũ giáo viên đã nắm chắc nội dung, chương trình GDPT 2018. Hầu hết giáo viên chủ động, học sinh tích cực trong giờ học.

TS Đỗ Đức Quế - Phó Vụ trưởng Vụ GDTrH phát biểu trong buổi làm việc với Sở GD&ĐT.
TS Đỗ Đức Quế - Phó Vụ trưởng Vụ GDTrH phát biểu trong buổi làm việc với Sở GD&ĐT.

“Tôi đã trực tiếp dự giờ 2 tiết học ở Trường THCS Lương Thế Vinh và Trường THPT Hùng Vương (huyện Krông Ana). Có thể khẳng định, các thầy cô đã nắm chắc nội dung chương trình, chủ động đổi mới phương pháp dạy học theo đúng yêu cầu của Bộ GD&ĐT cũng như phù hợp với học sinh.

Giáo viên đã như một “đạo diễn”, còn học sinh là những “diễn viên”, thầy giao nhiệm vụ phù hợp, trò chủ động phát huy những phẩm chất, năng lực của bản thân để trình giải quyết các vấn đề được đặt ra”, TS Đỗ Đức Quế đánh giá.

Đại diện Vụ GDTrH và Sở GD&ĐT dự 1 tiết học tại Trường THCS Lương Thế Vinh (huyện Krông Ana).
Đại diện Vụ GDTrH và Sở GD&ĐT dự 1 tiết học tại Trường THCS Lương Thế Vinh (huyện Krông Ana).

Cũng theo TS Quế, qua kiểm tra thực tế, các trường học đã xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp và cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Mục tiêu của từng môn học, bài học, hoạt động giáo dục cũng được đội ngũ giáo viên xác định rất chi tiết, cụ thể, không còn chung chung như trước đây.

“Sau khi kiểm tra thực tế, đề nghị Sở GD&ĐT lưu ý một số tồn tại hạn chế để có giải pháp khắc phục, như: cần tăng cường việc sử dụng các thiệt bị thí nghiệm thực hành; quan tâm hỗ trợ tư vấn tâm lý cho học sinh sau khi trở lại trường học, chú ý các em có biểu hiện các bệnh về mắt do tiếp xúc thiết bị điện tử nhiều; tăng cường ôn tập, củng cố, bù lấp những kiến thức, kỹ năng cho học sinh; phát huy vai trò của Hội đồng trường trong việc phê duyệt Kế hoạch giáo dục của nhà trường…”, TS Quế nói thêm.

Giám đốc Sở GD&ĐT Phạm Đăng Khoa phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT.
Giám đốc Sở GD&ĐT Phạm Đăng Khoa phát biểu tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT.

Phát biểu tại buổi làm việc, Giám đốc Sở GD&ĐT Phạm Đăng Khoa ghi nhận các ý kiến đóng góp và các đánh giá hết sức khách quan của Đoàn kiểm tra sau khi đi thực tế.

“Chúng tôi sẽ tiếp thu các ý kiến của Đoàn; kịp thời xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể để phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế mà Đoàn đã nêu. Sở cũng sẽ tiếp tục tăng cường công tác thông tin truyền thông để đội ngũ giáo viên, học sinh và xã hội hiểu về tầm quan trọng của đổi mới giáo dục.

Từ đó, giúp xã hội đồng thuận với ngành GD trong việc triển khai nhiệm vụ năm học cũng như quá trình thực hiện Chương trình GDPT 2018, góp phần nâng cao chất lượng GD, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, ông Khoa nhấn mạnh.

Trước đó, trong buổi sáng cùng ngày, Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã trực tiếp kiểm tra, dự giờ thăm lớp tại các trường học trên địa bàn huyện Krông Ana.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...