Đắk Lắk: Phối hợp, nâng cao chất lượng xoá mù chữ, phổ cập giáo dục cho phạm nhân

GD&TĐ - Việc xoá mù chữ cho các phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, cải tạo, giúp tái hoà nhập cộng đồng và giảm tỷ lệ tái phạm tội và vi phạm pháp luật.

Các bên ký kết chương trình phối hợp.
Các bên ký kết chương trình phối hợp.

Sáng 14/4, tại TP Buôn Ma Thuột đã diễn ra lễ ký kết giữa Sở GD&ĐT Đắk Lắk với Trại giam Đắk Trung và Trại giam Đắc Tân về chương trình phối hợp tổ chức các lớp học xoá mù chữ, phổ cập giáo dục cho phạm nhân trong trại giam, giai đoạn 2022-2030.

TS Đỗ Tường Hiệp - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT phát biểu tại lễ ký kết.
TS Đỗ Tường Hiệp - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT phát biểu tại lễ ký kết.

Tham dự có TS Đỗ Tường Hiệp - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT; Đại tá Nguyễn Thanh Hải - Giám thị Trại giam Đắc Tân; Trung tá Trần Thanh Quang - Giám thị Trại giam Đắk Trung; đại diện các phòng chuyên môn, nghiệp vụ Sở GD&ĐT và đại diện cán bộ các Trại giam Đắc Tân và Đắk Trung.

Mục đích của chương trình phối hợp nhằm thực hiện tốt Đề án của Chính phủ; kế hoạch Bộ GD&ĐT, Bộ Công an và UBND tỉnh Đắk Lắk về “xây dựng xã hội học tập”, nâng cao hiệu quả công tác dạy xoá mù chữ, phổ cập giáo dục trong các cơ sở giam giữ. Tạo môi trường học tập, cải tạo lành mạnh, giúp phạm nhân yên tâm chấp hành bản án, tích cực rèn luyện thể chất, nhân cách, lối sống.

Trung tá Trần Thanh Quang - Giám thị Trại giam Đắk Trung đại diện phát biểu tại lễ ký kết.
Trung tá Trần Thanh Quang - Giám thị Trại giam Đắk Trung đại diện phát biểu tại lễ ký kết.

Chương trình cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân; giúp phạm nhân tái hoà nhập cộng đồng, có cuộc sống ổn định sau khi chấp hành xong bản án.

Mặt khác, hiệu quả của Chương trình sẽ góp phận giảm tỷ lệ tái phạm tội và vi phạm pháp luật, tạo sự chuyển biến sâu rộng về nhận thức và hành động của xã hội đối với công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân. Giúp phạm nhân quyết tâm học tập, rèn luyện, tu dưỡng bản thân trở thành người có ích cho xã hội.

Tại buổi lễ, các bên đã thống nhất, trong giai đoạn 2022-2030, hàng năm, tại mỗi Trại giam mở ít nhất 1 lớp học xoá mù chữ.

Các bên thống nhất nội dung, chương trình hành động nhiệm vụ cụ thể cho từng bên sau khi ký kết.
Các bên thống nhất nội dung, chương trình hành động nhiệm vụ cụ thể cho từng bên sau khi ký kết.

Đến năm 2025, tất cả phạm nhân mù chữ, tái mù chữ có đủ điều kiện về khả năng, thời gian chấp hành án phạt tù được tham gia học văn hoá, được cấp giấy chứng nhân biết chữ giai đoạn 1. Phấn đấu có 50% phạm nhân được học nâng cao ở giai đoạn 2 và công nhận hoàn thành chương trình sau xoá mù chữ.

Đến năm 2030, phấn đấu 100% phạm nhân mù chữ, tái mù chữ có đủ điều kiện về khả năng, thời gian chấp hành án phạt tù được tham gia xoá mù chữ và được cấp giấy chứng nhân biết chữ giai đoạn 1. Phấn đấu có 70% phạm nhân được học nâng cao ở giai đoạn 2 và công nhận hoàn thành chương trình sau xoá mù chữ.

Các bên thống nhất nội dung, chương trình hành động nhiệm vụ cụ thể cho từng bên sau khi ký kết.
Các bên thống nhất nội dung, chương trình hành động nhiệm vụ cụ thể cho từng bên sau khi ký kết.

Cũng tại buổi lễ, các bên đã thống nhất nội dung, chương trình hành động nhiệm vụ cụ thể cho từng bên sau khi ký kết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ ở trẻ. Ảnh minh họa: INT

Thực phẩm ảnh hưởng tới trí nhớ

GD&TĐ - Chế độ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ và chiên rán, nhiều đường làm giảm khả năng học tập và trí nhớ, cũng như tăng nguy cơ viêm nhiễm.