Nâng cao vai trò của truyền thông với nghề công tác xã hội

GD&TĐ - Trong 2 ngày 11 – 12/6, tại Hải Phòng đã diễn ra Hội thảo “Tăng cường công tác truyền thông phát triển nghề công tác xã hội năm 2015” với sự tham dự của đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, UNICEF, một số Sở LĐTB&XH cùng đông đảo các cơ quan thông tấn báo chí trên toàn quốc.

Nâng cao vai trò của truyền thông với nghề công tác xã hội
Nâng cao vai trò của truyền thông với nghề công tác xã hội ảnh 1Nâng cao vai trò của truyền thông với nghề công tác xã hội ảnh 2Nâng cao vai trò của truyền thông với nghề công tác xã hội ảnh 3Nâng cao vai trò của truyền thông với nghề công tác xã hội ảnh 4Nâng cao vai trò của truyền thông với nghề công tác xã hội ảnh 5

Hiện nay, số người cần trợ giúp của các dịch vụ công tác xã hội (CTXH) rất lớn, gồm hàng chục triệu người nghèo, người cao tuổi, người khuyết tât, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người nhiễm HIV… 

Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ đối tượng này như Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 – 2020 (Đề án 32) và Đề án Trợ giúp xã hội và Phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020 (Đề án 1215).

Cùng với đó, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng xã hội về nghề CTXH và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí đã có chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào việc hình thành và từng bước phát triển nghề CTXH ở Việt Nam.

Tuy nhiên cho dù có nhiều quan tâm của các cấp, ngành nhưng người dân và các đối tượng trợ giúp xã hội chưa được trợ giúp một cách toàn diện, chưa có sự khối kết hợp liên ngành trong trợ giúp cho từng trường hợp cụ thể, chưa được đánh giá nhu cầu để quản lý, chưa được phát hiện can thiệp sớm và trợ giúp chăm sóc phục hồi theo hướng dựa vào cộng đồng.

Tham luận tại Hội thảo đã làm rõ các nguyên nhân cũng như đề xuất các giải pháp khắc phuc. Đại diện Cục Bảo trợ xã hội đưa ra quan điểm về định hướng phát triển nghề CTXH thời gian tới.

Ông Bùi Văn Trạch – Tổng biên tập tạp chí Lao động Xã hội - đưa ra một số kinh nghiệm và đề xuất đẩy mạnh công tác truyền thông phát triển nghề CTXH. Đến từ UNICEF, bà Lê Hồng Loan đưa ra kinh nghiệm quốc tế và những khuyến nghị về phát triển nghề CTXH ở Việt Nam. Ông Phạm Dũng đến từ Ủy ban Y tế Hà Lan cũng đưa ra kinh nghiệm chăm sóc và PHCN cho người tâm thần trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam. Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐTB&XH) Hà Đình Bốn đưa ra khuyến nghị hoàn thiện luật pháp, chính sách phát triển nghề CTXH thời gian tới.

Từ thực tế hoạt động tại các địa phương, đại diện Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH Thái Nguyên chia sẻ kinh nghiệm cung cấp dịch vụ CTXH trong việc trợ giúp đối tượng yếu thế; Giám đốc Trung tâm CTXH Đà Nẵng Trương Thị Như Hoa cũng nêu lên quan điểm về việc cung cấp dịch vụ cần thiết cho đối tượng này; từ thực tế Hải Phòng cũng đưa ra những khó khăn trong việc phát triển nghề CTXH và đề xuất biện pháp khắc phục.

Nhiều bài học từ trải nghiệm thực tế, chia sẻ kinh nghiệm hay giữa các cơ quan quản lý, các sở LĐTB&XH, các trung tâm CTXH, đặc biệt là những khó khăn, vướng mắc trong việc tuyên truyền về Đề án 32 và Đề án 1215. 

Đại diện các cơ quan báo chí cũng nêu lên quan điểm của mình, cũng như đề xuất những vấn đề cần thiết liên quan đến tuyên truyền. Những kiến nghị, đề xuất và kết luận tại Hội thảo này sẽ là cơ sở để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục triển khai kế hoạch tuyên truyền về phát triển nghề công tác xã hội.

Bên lề Hội thảo, các đại biểu đã đi thực tế tại Làng nuôi dạy trẻ mồ côi Hoa Phượng và Làng trẻ em SOS (Hải Phòng). Tại các địa chỉ này, báo giới biết nhiều hơn về những hoàn cảnh éo le, những thân phận được nâng đỡ từ công tác xã hội.                                                                                                                                                     Đồng thời, các đại biểu cũng trực tiếp nghe những người trong cuộc nêu lên những thuận lợi, khó khăn cùng những đề xuất để CTXH được triển khai thiết thực và hiệu quả hơn.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ