Nâng cao năng lực và củng cố niềm tin cho giáo viên

GD&TĐ - Ngày 26/4, Trường THPT Nguyễn Du (Q10, TPHCM) đã tổ chức buổi tọa đàm “Kỹ sư tâm hồn - Hãy giữ lòng tin”.

Thạc sĩ giáo dục Nguyễn Hồ Thụy Anh (thứ 2 từ bên phải) chia sẻ tại buổi tọa đàm
Thạc sĩ giáo dục Nguyễn Hồ Thụy Anh (thứ 2 từ bên phải) chia sẻ tại buổi tọa đàm

Buổi tọa đàm nhằm giúp cho các thầy cô giáo có thêm kỹ năng để hòa nhập tốt hơn với yêu cầu giáo dục hiện đại và giữ vững lòng tin vào sự nghiệp giáo dục mà mình đã chọn.

Đến tham dự buổi tọa đàm có Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng - giảng viên khoa tâm lý Trường ĐH Sư phạm TPHCM; Thạc sĩ giáo dục Nguyễn Hồ Thụy Anh từ trường John Robert Power; các giảng viên, sinh viên của Trường ĐHSP TPHCM; đại diện các trường THPT cùng đông đảo các thầy cô giáo và đại diện phụ huynh, học sinh của Trường THPT Nguyễn Du...

Đại diện học sinh Trường THPT Nguyễn Du đặt câu hỏi với các chuyên gia tại buổi tọa đàm
Đại diện học sinh Trường THPT Nguyễn Du đặt câu hỏi với các chuyên gia tại buổi tọa đàm 

Theo thầy Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, sự phát triển của thời đại cùng các tác động mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0 đã khiến vai trò của người thầy ngày nay đã có nhiều biến đổi. Không ít thầy cô tỏ ra hoang mang khi chưa tìm được giải pháp để thích nghi với những thay đổi này…

Một cựu giáo viên bộ môn Toán đã nghỉ hưu chia sẻ về tình huống sư phạm hóc búa của mình
Một cựu giáo viên bộ môn Toán đã nghỉ hưu chia sẻ về tình huống sư phạm hóc búa của mình 

Chính vì vậy, buổi tọa đàm lần này là dịp để các giáo viên gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với các chuyên gia tâm lý, những người làm công tác quản lý giáo dục về những khó khăn và trăn trở của mình trước những sự thay đổi nói trên. Qua đó cùng nhau tìm giải pháp hiệu quả giúp các thầy cô thích nghi với điều kiện mới của thời đại và vững tin vào sự nghiệp giáo dục của mình. 

Buổi hội thảo đã diễn ra trong không khí thân mật, cởi mở với những phần tham luận đa dạng và sâu sắc, mang giá trị ứng dụng cao. Nhiều giải pháp mang tính khả thi cao được các diễn giả đưa ra như việc đào tạo kỹ năng tư duy tích cực cho giáo viên; nâng cao năng lực giao tiếp ứng xử của giáo viên với học sinh; học phát âm, đài từ sân khấu cho phần trình bày hấp dẫn, lôi cuốn và thu hút hơn; cải thiện năng lực về công nghệ thông tin; tiếp cận các kiến thức với cái nhìn đa chiều, rộng mở hơn, tránh rập khuôn, áp đặt các em…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ