Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên và học sinh

GD&TĐ - Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh, giáo viên góp phần cải thiện chất lượng dạy học, tạo nền tảng vững chắc, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.

Tập huấn nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên tiếng Anh. Ảnh minh họa/internet.
Tập huấn nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên tiếng Anh. Ảnh minh họa/internet.

Cải thiện chất lượng giảng dạy

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của dạy – học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh trong việc thúc đẩy chuyển biến tích cực trong giáo dục; GS.TS Lê Anh Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam trao đổi, việc nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh và giáo viên không chỉ góp phần cải thiện chất lượng giảng dạy, mà còn tạo nền tảng vững chắc đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.

Năm 2024, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam được giao thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia; trong đó có đánh giá tác động của Đề án, xây dựng hệ thống học liệu điện tử song ngữ và Báo cáo Giáo dục Ngoại ngữ thường niên 2024.

image005.jpg
GS.TS Lê Anh Vinh chia sẻ tại Tọa đàm "Trao đổi kinh nghiệm triển khai Đề án Ngoại ngữ Quốc gia: Dạy và học các môn học khác bằng ngoại ngữ".

Chia sẻ về kết quả khảo sát, đánh giá triển khai môn Tiếng Anh theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, GS.TS Lê Anh Vinh cho hay, học sinh có hứng thú với môn tiếng Anh.

Việc tích hợp công nghệ trong dạy học tiếng Anh đang dần trở thành xu hướng. Bên cạnh đó, việc dạy tiếng Anh được xem xét trong bối cảnh giáo dục công dân toàn cầu và giáo dục cảm xúc xã hội.

Dù được quan tâm, chú trọng nhưng trong quá trình triển khai, việc dạy - học Ngoại ngữ tại Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn như: thiếu giáo viên, chất lượng đội ngũ giảng dạy chưa đồng đều; ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học còn hạn chế…

Ngoại ngữ là phương tiện phục vụ cho tương lai

Từ thực tiễn nêu trên, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức tọa đàm "Trao đổi kinh nghiệm triển khai Đề án Ngoại ngữ Quốc gia: Dạy và học các môn học khác bằng ngoại ngữ".

Theo đó, các chuyên gia, nhà khoa học đã chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn khi triển khai Đề án Ngoại ngữ Quốc gia tại các cơ sở giáo dục. Là địa phương vùng sâu, thiếu môi trường học ngoại ngữ, cơ sở vật chất cho việc dạy - học Tiếng Anh chưa đảm bảo; tuy nhiên ông Châu Tuấn Hồng - Giám đốc Sở GD&ĐT Sóc Trăng cho biết, tỉnh đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nỗ lực đổi mới trong phương pháp dạy và học ngoại ngữ.

Trong đó, nhấn mạnh việc nâng cao trình độ ngoại ngữ của giáo viên, tiến hành thí điểm dạy học ngoại ngữ cho học sinh lớp 1, 2 và cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh.

“Chúng tôi quan niệm, ngoại ngữ là phương tiện phục vụ cho tương lai. Vì thế, học ngoại ngữ không chỉ nhằm mục đích phục vụ thi cử” – ông Châu Tuấn Hồng nhấn mạnh.

Trên tinh thần đó, việc triển khai Đề án Ngoại ngữ tại tỉnh Sóc Trăng đã mang lại kết quả tích cực trong dạy – học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, Sở GD&ĐT Sóc Trăng đề xuất chính sách hỗ trợ, đẩy mạnh tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên nhằm khắc phục một số khó khăn, thách thức mà địa phương đang phải đối diện.

image009.jpg
Ông Đỗ Đức Lân

Nhấn mạnh, năng lực tiếng Anh được nâng cao sẽ góp phần phát triển kinh tế, ông Đỗ Đức Lân - Phó trưởng Phòng Quản lý khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế (Viện khoa học Giáo dục Việt Nam) viện dẫn, Singapore là trường hợp điển hình.

Ngoài ra, tại các trường phổ thông ở nhiều nước trong khu vực như: Malaysia, Indonesia đã nỗ lực triển khai dạy học Toán và Khoa học bằng tiếng Anh ở diện rộng. Trong bối cảnh hiện nay, việc đưa các chương trình song ngữ, dạy học Toán và khoa học vào nhà trường được lưu tâm từ khi bắt đầu triển khai Đề án Ngoại ngữ quốc gia giai đoạn 2008-2020.

Để tiếng Anh trở nên dễ học, dễ tiếp cận hơn đối với học sinh, ngoài phương pháp giảng dạy của giáo viên, năng lực tự học của học sinh, rất cần nguồn học liệu mở. Bên cạnh đó, cần định biên biên chế giáo viên dạy ngoại ngữ tại các cấp học, đặc biệt trường mầm non và bố trí thời lượng dạy môn ngoại ngữ phù hợp.

tienganhjpg2.jpg
Học sinh Bắc Giang tham dự kì khảo sát năng lực sử dụng tiếng Anh tương đương bậc 3.

GS.TS Lê Anh Vinh đánh giá cao vai trò tiên phong của đội ngũ giáo viên dạy môn tiếng Anh theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Nhiều thầy, cô giáo đã cập nhật các phương pháp dạy học mới, ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động dạy học. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực tiếng Anh hơn 10 năm qua, dần thay đổi nhận thức của học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội về việc học ngoại ngữ tại Việt Nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trao quà Tết cho học trò nghèo tại huyện Krông Bông, Đắk Lắk. (Ảnh: HT)

Lặng thầm trao gửi yêu thương

GD&TĐ - Thời gian qua, Báo GD&TĐ tại miền Trung - Tây Nguyên thường xuyên phối hợp Hội nội thất ô tô Tây Nguyên hỗ trợ học bổng, quà cho học trò nghèo.

Trịnh Ngọc Thanh Tú nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Ảnh: TT

Nữ sinh phố núi ước mơ thành cô giáo

GD&TĐ - Trịnh Ngọc Thanh Tú - lớp 12A1, Trường THPT Lê Quý Đôn (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) luôn nuôi ước mơ làm cô giáo để nối tiếp truyền thống gia đình.