Nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật

GD&TĐ - Ngày 21/12, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với tổ chức Caritas Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo chia sẻ kết quả và bài học kinh nghiệm từ Dự án “Tăng cường quan hệ đối tác giữa nhà nước và các tổ chức xã hội nhằm nâng cao tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật (TKT), giai đoạn 2014-2017”.

Nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật

Tới dự, có đại diện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; đại diện tổ chức Critas (Thụy Sỹ) tại Việt Nam, lãnh đạo các sở, ban, ngành; các trường Mầm non, Tiểu học trong vùng dự án,…các nhà nghiên cứu, các nhà quản lí, các chuyên gia trong và ngoài nước về giáo dục TKT.

Sau thời gian thực hiện dự án, thông qua các hoạt động, hợp phần của dự án đã tác động trực tiếp vào việc phát hiện, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập; Thúc đẩy quyền được giáo dục của TKT thông qua nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội; Thực hiện Công ước về quyền trẻ em trên địa bàn.

Báo cáo tại Hội thảo, Ông Hoàng Hải Âu – Phó Chủ tịch Hội người khuyết tật tỉnh Hà Giang cho biết: “Năng lực của hội người KT được cải thiện, phối hợp tốt với chính quyền địa phương, khẳng định được vai trò của Hội NKT.

Sau thời gian thực hiện dự án, Hội NKT 2 huyện: Bắc Quang và Quang Bình đã phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức 4 đợt khám sàng lọc, họp Hội đồng xác định dạng tật và mức độ tật; 117 trẻ em được cấp Giấy xác định dạng, mức độ khuyết tật; 239 trẻ được phát hiện những khó khăn và khiếm khuyết.

Thành lập và đưa vào hoạt động 3 phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập; tập huấn cho giáo viên dạy TKT về kiến thức, kỹ năng, xây dựng kế hoạch giáo dục… Thông qua các hoạt động, hợp phần của dự án đã tác động trực tiếp vào việc phát hiện, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập; Thúc đẩy quyền được giáo dục của TKT thông qua nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội; Thực hiện Công ước về quyền trẻ em trên địa bàn. Hà Giang sẽ tiếp tục kế thừa mô hình dự án và triển khai những năm tiếp theo

Bà Dương Thị Vân - Chủ tịch hội người khuyết tật Hà Nội (DP Hà Nội): Dự án đã đạt được nhiều thành tựu ngoài sức tưởng tượng của DP Hà Nội. Dự án có tính bền vững cao, có thể mở rộng ra nhiều địa phương. Năng lực của DPO đã thực sự được cải thiện, nâng cao nhận thức của gia đình và người thân của TKT.

Việc gắn kết giữa nhà trường, phụ huynh, chính quyền địa phương và hội người khuyết tật được phối hợp chặt chẽ. Giáo viên tại phòng hỗ trợ cần được tập huấn chuyên sâu, và thực tập dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia GDĐB để có thể làm tốt công việc.

Kết thúc ngày làm việc, phát biểu bế mạc Hội thảo, GS.TS. Trần Công Phong - Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Trưởng ban QLDA cảm ơn các đơn vị tài trợ, các đơn vị phối hợp đã giành tâm huyết thực hiện để dự án thành công tốt đẹp. Đồng thời, bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được những hợp tác, hỗ trợ quý báu của các đơn vị trong thời gian tới để mang lại nhiều hơn nữa cơ hội hòa nhập cộng đồng cho trẻ em khuyết tật.

Với nguồn ngân sách là 161.237 USD, tương đương với gần 3 tỷ 500 triệu đồng, được tài trợ cho 2 huyện của Hà Nội (Sóc Sơn, Thanh Trì) và 2 huyện của Hà Giang (Bắc Quang, Quang Bình ), mỗi xã có 2 trường mầm non và 2 trường tiểu học được chọn triển khai dự án.

Dự án gồm 2 hoạt động chính là: Phát hiện, can thiệp sớm đối với TKT và hoạt động giáo dục hòa nhập. Với 3 hợp phần gồm: Kế hoạch hành động chung về phát hiện, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập cho TKT với sự vào cuộc của ngành Giáo dục, Y tế, Lao động, cha mẹ và các tổ chức xã hội; Tăng cường năng lực, kỹ năng và mạng lưới Hội NKT các cấp; Nâng cao nhận thức, vai trò của các bên liên quan, nhân dân về quyền được giáo dục của TKT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.