Nâng cao chất lượng đào tạo từ xa theo xu thế phát triển của khu vực và thế giới

GD&TĐ - Ngày 21/4, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ dự và phát biểu chỉ đạo tại hội thảo Nâng cao chất lượng Đào tạo từ xa theo xu thế phát triển của khu vực và thế giới. 

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội thảo
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội thảo

Cùng dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, đại diện các Vụ, Cục trực thuộc Bộ GD&ĐT cùng các lãnh đạo các trường ĐH, học viện, các chuyên gia giáo dục. 

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: Hội thảo sẽ tập trung thảo luận về các vấn đề: Làm thế nào để phát triển, nâng cao hiệu quả đào tạo từ xa về chương trình đào tạo, học liệu, công nghệ trực tuyến E-Learning, đội ngũ giảng viên... của đơn vị cung cấp dịch vụ trong công tác đào tạo từ xa và những cơ chế chính sách trong việc phát triển hình thức đào tạo này.

Bộ trưởng phân tích: Đào tạo từ xa không chỉ riêng ở bậc đại học mà còn ở nhiều bậc học khác. Hình thức đào tạo từ xa kết hợp với hình thức đào tạo truyền thống sẽ tạo nên hiệu quả tốt nhất cho người học. Người học có thể học ở mọi lúc, mọi nơi trên máy tính cá nhân và các thiết bị di động thông minh có kết nối Internet.

Trong tương lai gần, hình thức này cần được phát triển mạnh mẽ vì nó tạo tiền đề cho việc phát triển một xã hội học tập đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế tri thức - một xu thế phát triển của kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI - Đào tạo từ xa gắn liền với kỹ thuật công nghệ, trong đó người dạy và người học không tương tác trực tiếp vói nhau. Vì vậy nếu không có quan điểm rõ ràng về phương thức đào tạo, chương trình đạo tạo thì xã hội chưa thật tin tưởng.

"Để nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác đào tạo từ xa theo xu hướng phát triển của khu vực và thế giới cần có một cơ chế chính sách trong vấn đề đào tạo từ xa. Cơ chế chính sách này phải phù hợp và tạo điều kiện cho việc phát triển cho mô hình đào tạo. Đặc biệt trong đó, việc kiểm định chất lượng đầu ra và các văn bằng sau khi đào tạo phải được xem xét và đánh giá một cách chặt chẽ" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo.

Trong thực tế, phương thức đào tạo từ xa (ĐTTX) qua công nghệ trực tuyến (E-Learning) là một phương tiện đào tạo tiên tiến và có rất nhiều lợi ích, nhất là trong điều kiện hạ tầng viến thông và công nghệ thông tin phát triển như hiện nay.

Từ khi loại hình ĐTTX do một số trường đại học được Bộ GD&ĐT cấp phép đưa vào triển khai đã tạo nên những bước chuyển biến tích cực về việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho đất nước, đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao trình độ cho người học.

Hình thức ĐTTX ra đời đã góp phần tạo cơ hội cho người học cả về không gian và thời gian, qua đó, mọi người học không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, đáp ứng đủ các yêu cầu về hồ sơ tuyển sinh đều được nhận vào học.

Tuy nhiên ĐTTX của Việt Nam đang đứng trước những thách thức thể hiện qua số lượng tuyển sinh của các trường có ĐTTX trên cả nước giảm. Trong đó có các nguyên nhân như: Nhiều trường có ĐTTX chưa thực sụ đầu tư công sức, tài chính để sản xuất học liệu và phát triển công nghệ; Quy trình quản lý và đảm bảo chất lượng còn lỏng lẻo dẫn tới chất lượng không đảm bảo…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.