Nơi đào tạo nhân lực quan trọng cho “lục địa đen”

GD&TĐ - Số sinh viên châu Phi đến Trung Quốc du học tăng vọt trong thập kỉ qua. Trong vòng chưa tới 15 năm, số sinh viên “lục địa đen” du học Trung Quốc đã tăng 26 lần - từ mức dưới 2.000 năm 2003 lên khoảng 50.000 năm 2015. Đặc biệt đại bộ phận sinh viên tốt nghiệp sẽ trở về quê hương phục vụ đất nước…

Trung Quốc là điểm du học phổ biến thứ hai của sinh viên châu Phi
Trung Quốc là điểm du học phổ biến thứ hai của sinh viên châu Phi

Mở rộng “sức mạnh mềm”

Theo Viện Thống kê UNESCO, Mỹ và Anh đón nhận khoảng 40.000 du học sinh châu Phi 1 năm. Còn Trung Quốc đã vượt qua con số trên từ năm 2014, trở thành điểm du học phổ biến thứ hai của sinh viên châu Phi – sau Pháp – nơi đón nhận hơn 95.000 sinh viên.

Điều này cho thấy, không chỉ ở sự mật thiết mối quan hệ Trung - Phi mà còn cho thấy sự cạnh tranh tăng của Trung Quốc trong lĩnh vực giáo dục quốc tế.

Các trường đại học Trung Quốc thu hút sinh viên đến từ khắp thế giới, gồm châu Á, Mỹ, Âu và Đại dương. Tỉ lệ sinh viên quốc tế châu Á vẫn vượt xa số sinh viên châu Phi – chỉ chiếm 13% tổng số du học sinh quốc tế tại Trung Quốc. Tuy nhiên, số du học sinh châu Phi (năm 2003 chỉ chiếm 2%) đang tăng hàng năm và có tỉ lệ tăng nhanh hơn nhiều so với các khu vực khác.

Mức tăng ấn tượng du học sinh châu Phi có thể được giải thích một phần bởi chính sách của chính phủ Trung Quốc chú trọng đào tạo nguồn nhân lực châu Phi. Bắt đầu từ năm 2000, Diễn đàn thượng đỉnh hợp tác Trung – Phi đã cam kết hỗ trợ tài chính cho giáo dục châu Phi.

Đối với chính phủ Trung Quốc, cung cấp GD cho người dân châu Phi làm tăng thêm “sức mạnh mềm” của Trung Quốc. Trải nghiệm học tập tại Trung Quốc có thể khiến du học sinh châu Phi hứng thú làm việc tại Trung Quốc và nhìn nhận chính sách của Trung Quốc dưới góc nhìn tích cực trong tương lai.

Nhân lực cho tương lai

Đổi lại sinh viên châu Phi được lợi gì? Đơn giản nhất là học bổng của chính phủ Trung Quốc mang lại cơ hội học tập miễn phí; bên cạnh đó du học tại quốc gia đông dân nhất thế giới mang lại cơ hội kết nối kinh doanh; một lợi ích khác là học ngôn ngữ của một trong những cường quốc thế giới…

Theo một số nghiên cứu, hầu hết sinh viên có xu hướng học các ngành học tiếng Trung hoặc cơ điện tử. Sự ưa thích cơ điện tử có thể bởi thực tế là nhiều trường đại học mở chương trình dạy bằng tiếng Anh cho ngành học này dành cho sinh viên nước ngoài.

Chất lượng đào tạo nhận được đánh giá chung tích cực. Nhiều sinh viên châu Phi cảm thấy hài lòng với GD Trung Quốc và họ có thể vượt qua rào cản ngôn ngữ; số khác thấy rằng dù chưa ấn tượng với chất lượng đào tạo nhưng đánh giá cao cơ hội kinh doanh khi họ trở về quê nhà sau khi tu nghiệp tại Trung Quốc.

Khó để biết chính xác có bao nhiêu quốc gia châu Phi gửi nhiều du học sinh nhất tới Trung Quốc. Không có thống kê chính thức của Bộ Giáo dục Trung Quốc nhưng lấy riêng Đại học Thanh Hoa khảo sát thì trong năm học 2015 - 2016, đa số trong 111 sinh viên châu Phi của trường này đến từ Zimbabwe, Ethiopia, Tanzania, Marốc, Eritrea và Cameroon – thiên một chút về Đông Phi (sinh viên châu Phi học tại Pháp phần nhiều đến từ Tây Phi).

Do quy định về thị thực của Trung Quốc, hầu hết sinh viên nước ngoài không thể ở lại Trung Quốc sau khi tốt nghiệp. Điều này ngăn chảy máu chất xám và có nghĩa là Trung Quốc đang đào tạo một thế hệ SV châu Phi - không giống như tại Pháp, Mỹ hoặc Anh - sẽ trở về nhà mang theo kiến thức và kĩ năng du học phục vụ đất nước họ.

Từ năm 2006, Trung Quốc đã đề ra việc cấp học bổng cho du học sinh châu Phi đến Trung Quốc học tập. Năm 2015, Trung Quốc cam kết cấp 30.000 học bổng cho học sinh châu Phi vào năm 2018.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT

Đến với bài thơ hay: Ngọt ngào tình mẹ

GD&TĐ - Tôi thực sự ấn tượng với bài thơ “Trong lời mẹ hát” của Trương Nam Hương, như một bản nhạc du dương, êm dịu về tình mẫu tử thiêng liêng.

Ảnh minh họa.

Đến với bài thơ hay: Yêu con

GD&TĐ - Bài thơ mở ra với cụm từ 'yêu con' giản dị nhưng sâu sắc, tựa trời cao, biển rộng, như tình yêu không bờ bến.

Cô và trò Trường PTDT bán trú THCS Lũng Chinh (Mèo Vạc, Hà Giang) trong giờ học ngoại khóa. Ảnh: INT

Bảo vệ danh dự, uy tín người thầy

GD&TĐ - Theo luật sư, không công khai thông tin về sai phạm của giáo viên khi chưa có kết luận chính thức phù hợp với Hiến pháp và pháp luật...