Nam Phi: Niềm tin gia tăng đối với giáo dục

GD&TĐ - GD Nam Phi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong năm 2018. Đó là khẳng định của bà Angie Motshekga, Bộ trưởng Bộ GD, khi phát biểu tại lễ tổng kết công tác GD và công bố kết quả thi lấy chứng chỉ quốc gia (NSC) năm 2018, diễn ra tối 3/1.

Các HS Trường Trung học Ngôi sao ở thành phố Johannesburg (thủ phủ tỉnh Gauteng) thi lấy NSC năm 2018
Các HS Trường Trung học Ngôi sao ở thành phố Johannesburg (thủ phủ tỉnh Gauteng) thi lấy NSC năm 2018

Minh chứng từ số HS tiến bộ

Để chứng minh cho nhận định này, bà Angie Motshekga dẫn các số liệu cho thấy trong năm 2018, số lớp học vượt chuẩn quốc gia trên toàn quốc đạt 78,2%, tăng từ 75,1% trong năm 2017. Tỉnh có hiệu suất cao nhất là Gauteng, với 87,9% số lớp học vượt chuẩn quốc gia, tăng từ 85,1% trong năm 2017.

Cũng theo bà Motshekga, Nam Phi có 800.800 HS trung học đã đăng ký tham gia kỳ thi lấy NSC năm 2018 (tương tự kỳ thi THPT quốc gia của Việt Nam - ND), so với 802.431 HS đăng ký vào năm 2017. Các tỉnh KwaZulu-Natal, Gauteng, Limpopo và Eastern Cape có số lượng HS toàn thời gian và bán thời gian đăng ký cao nhất.

Bộ trưởng GD Nam Phi cũng nói rằng sự tiến bộ của những HS chưa đạt yêu cầu trong kỳ thi năm ngoái (những HS phải ở lại lớp 11) cũng chuyển biến rõ rệt, thậm chí có một số em còn nổi trội trong các môn học chính như Toán học. Bà Motshekga gọi đó là những HS tiến bộ.

Cũng theo bà Motshekga, những thành tích đáng khích lệ mà HS đạt được từ các trường công, trong đó có cả những HS tiến bộ, là kết quả của sự can thiệp và chính sách đúng đắn, đồng bộ mà Bộ GD đã thực hiện từ mấy năm qua, để cải thiện chất lượng dạy và học trong trường học.

 

Đây là thành tích đặc biệt, nhưng nó không phải là kỳ tích ngẫu nhiên, nó là kết quả của những nỗ lực hợp lý và đồng bộ trong một thời gian dài. Đó là thành tích của tất cả người dân Nam Phi chúng ta.

 
Bà Motshekga

“Tác động từ các can thiệp của chúng tôi đang được ghi nhận. Những báo cáo định kỳ cho phép chúng tôi thấy rằng các kỹ năng của người học đã được cải thiện đều đặn, theo các chương trình kiểm tra khu vực và quốc tế nghiêm ngặt, được công nhận và tuân thủ rộng rãi”, Bộ trưởng Bộ GD nêu rõ, đồng thời nhấn mạnh rằng số lượng HS tiến bộ đăng ký thi và những người thi đỗ đã tăng rõ rệt, không chỉ trong năm qua.

Cụ thể trong năm 2018, có 128.634 HS tiến bộ đăng ký thi, so với 107.430 em năm 2017 và 108.742 em năm 2016. Trong số những HS tiến bộ đăng ký tham dự kỳ thi lấy NSC năm nay, có 20.122 em thi đỗ, so với với 18.751 em năm 2017. Người đứng đầu Bộ GD cũng cho biết, các HS tiến bộ có số điểm lớn hơn so với kỳ thi năm trước của chính các em là 2.115 điểm, bao gồm các môn chính như Kế toán, Toán học và Khoa học Vật lý - cũng là những môn mà các em bị điểm thấp trước đó.

Bộ trưởng Angie Motshekga công bố kết quả thi NSC năm 2018, diễn ra tối 3/1
  • Bộ trưởng Angie Motshekga công bố kết quả thi NSC năm 2018, diễn ra tối 3/1

Chuyển biến ở GD công

Sở dĩ bà Motshekga nhấn mạnh về nhóm HS tiến bộ là bởi, nếu không có chuyển biến bằng cách thay đổi thành tích học tập, các em sẽ phải ở lại lớp hoặc nguy cơ cao dẫn đến bỏ học, từ đó không có cơ hội để vào ĐH hoặc các học viện kỹ thuật (GD kỹ thuật và dạy nghề). Sự cải thiện về thành tích học tập, theo bà Motshekga, đã mở ra “cơ hội vàng” để các em thay đổi tương lai của mình.

Trở lại với hệ thống GD Nam Phi, người đứng đầu Bộ GD cũng tự hào dẫn kết quả năm 2018 cho thấy có 84.700 HS từ các trường công có được bằng cử nhân, so với 76.599 em từ các trường tư. Điều này ngụ ý rằng cứ năm trường học ở Nam Phi thì từ một đến ba trường (là những trường công) đã tạo ra 53% số bằng cử nhân (tương đương năm 2017); trong khi đó, bốn và năm trường còn lại (những trường tư) chỉ tạo ra 47% số bằng cử nhân (tương đương năm 2017). Điểm nhấn của điều này là khoảng cách giữa các bằng cử nhân mà HS các trường công lấy được so với các HS trường tư đã tăng đáng kể, từ 4% trong năm 2016 lên 6% vào năm 2017 và 2018.

Bà Motshekga nhấn mạnh, đây thực sự là những con số rất có ý nghĩa, vì nhóm các trường công đang thực sự vượt trội theo hướng khó đảo ngược về số lượng HS đạt được bằng cử nhân so với nhóm các trường công - một điều không thể tưởng tượng được nếu nhìn lại cách đây chỉ khoảng 10 năm. Nổi bật trong số này là các tỉnh Đông Cape, Limpopo và Mpumalanga, nơi có hệ thống trường công có thành tích GD vượt trội so với trường tư.

Kỳ thi lấy NSC năm 2018 của Nam Phi có 12 môn thi, trong đó cho phép sử dụng cả ngôn ngữ ký hiệu Nam Phi (ngôn ngữ riêng tại gia đình, với 46 HS đăng ký dự thi), với những môn cơ bản như: Công nghệ dân dụng, Công nghệ cơ khí và Công nghệ điện, Toán kỹ thuật và Khoa học kỹ thuật. 10 quận có tỷ lệ thi đỗ cao nhất cả nước thuộc về hai tỉnh Gauteng và Free State, với hơn 80%. Không có huyện nào trong cả nước có tỷ lệ thi đỗ dưới 50%.

Nhấn mạnh vào thành tích của hai tỉnh Gauteng và Free State, bà Motshekga nêu rõ đây là “kỳ tích lịch sử”, kể từ khi Nam Phi chính thức thoát khỏi chế độ Apartheid (năm 1994); bởi trước đó, hai tỉnh này thuộc vào nhóm “chậm tiến” của đất nước, khi mà chế độ Apartheid chỉ quan tâm đến các tỉnh trung tâm, nơi tập trung sinh sống của người da trắng; còn lại là các tỉnh thuộc khu cách ly chủng tộc, tức địa bàn sinh sống của người da đen, gần như không được pháp luật bảo vệ và thiếu thốn hoàn toàn sự chăm lo về đời sống dân sinh từ chính phủ.

Theo Mail Guardian

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.

Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học xã Nậm Ban, Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh minh họa: Nguyễn Lâm

Nỗi sợ của người thầy!

GD&TĐ - Bao giờ các bậc thầy cô giáo mới được quyền giáo dục con trẻ như chính cha mẹ giáo dục con cái “thương cho roi cho vọt”...

Nhiều năm dạy học ở miền núi, cô Hải luôn tận tâm với học sinh. Ảnh: NVCC

'Bắc nhịp cầu' giúp trò miền núi

GD&TĐ - Dạy học ở địa bàn vùng sâu, xa nhiều năm, nữ nhà giáo ở Quảng Trị luôn trăn trở khi nhận thấy học sinh thiếu thốn nhiều mặt...

Trà từ lõi ngô của nhóm sinh viên Đại học Duy Tân.

Sinh viên chế biến trà từ lõi ngô

GD&TĐ - Trà từ lõi ngô thơm ngon, giàu chất oxy hóa, vị ngọt thanh, không sinh năng lượng, tốt cho người tiểu đường, người ăn kiêng là sản phẩm của nhóm SV ĐH Duy Tân.