Gắn bó với công việc vệ sinh môi trường đã 30 năm, trong đó hơn 2 năm làm nhân viên trông coi nhà vệ sinh công cộng ở đường Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), ông Đ.T (58 tuổi - Công ty Cổ phần Dịch vụ Môi trường Thăng Long) không nhớ bao lần mình phải phiền lòng vì ý thức kém của người dân.
Theo lời ông Đ.T, hai vợ chồng ông đều làm ở đây. Nhà vệ sinh công cộng này có 2 khoang. Mỗi khoang có 1 hố xí bệt và 1 bệ tiểu cho nam giới và được mở cửa 24/24 giờ.
Công việc chính của ông là dọn dẹp, cọ rửa bồn cầu và nhắc nhở người dân chú ý bấm nút xả, bỏ giấy vào sọt sau khi đi vệ sinh.
“Bao giờ chúng tôi cũng chuẩn bị sẵn giấy khô để ngay lối ra vào nhà vệ sinh cho khách sử dụng và nhắc họ dùng xong vứt vào sọt rác.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn cố tình bỏ giấy lung tung, vương vãi cả ra sàn nhà, bẩn thỉu vô cùng. Nhắc mỏi miệng đâu vẫn hoàn đấy, không thay đổi được gì”, giọng bức xúc, ông Đ.T nói.
Ông Đ.T dọn dẹp khoang vệ sinh do mình phụ trách. |
Ông kể, nhiều chị em phụ nữ ăn mặc sành điệu nhưng vô duyên đến mức, có bồn cầu không dùng, họ ngồi luôn xuống sàn nhà để đại, tiểu tiện. Xong việc họ điềm nhiên đi ra, mặc kệ cho công nhân xử lý đống phế thải đó.
Khi bị phát hiện, người nào biết ý thì quay vào dọn. Thế nhưng nhiều trường hợp còn gây sự, xúc phạm công nhân vệ sinh bằng lời lẽ khó nghe khiến ông Đ.T không khỏi chạnh lòng vì sự cay nghiệt đó.
Như trường hợp người phụ nữ chừng 30 tuổi, đi ô tô sang cách đây 1 tuần. Hôm đó chị ta được chồng chở ngang qua khu vực này. Xe vừa dừng, chị ta ôm bụng, chui tọt vào nhà vệ sinh.
Sau 10 phút “trút nỗi buồn”, người phụ nữ mở cửa bước ra. Ông Đ.T ngồi ngoài “hô”: “Chị giật bồn cầu, xả nước nhé”.
Lời qua tiếng lại, người phụ nữ rút điện thoại gọi cho chồng. Anh chồng từ xa xuất hiện, không cần hỏi rõ lý do mà đòi xông vào hành hung nam công nhân vệ sinh.
Đến khi người dân xúm quanh chỉ trích, đôi vợ chồng đó mới chịu nhượng bộ, quay lưng bỏ đi.
“Ngày trước vợ tôi mới đi làm, gặp tình huống đó, về khóc và tủi thân lắm, đòi bỏ nghề. Tuy nhiên, tôi động viên cô ấy cố gắng đi làm vừa kiếm tiền nuôi sống gia đình, đồng thời cũng coi như giúp ích cho xã hội”, ông Đ.T bộc bạch.
“Người ta hay chê bai vệ sinh công cộng bẩn nhưng họ đâu biết, chúng tôi vừa cọ rửa xong, chỉ cần 1,2 người thiếu ý thức như vậy là mùi xú uế đã bốc lên nồng nặc. Họ đi thấy bẩn là la toáng lên, trong khi bản thân đâu chịu dội nước”, ông Đ.T nói.
Bên cạnh việc người dân đi không dội nước, khạc nhổ lung tung trong nhà vệ sinh, ông Đ.T cho biết, một số người còn tệ đến mức vứt giấy, mẩu thuốc lá và cả băng vệ sinh xuống bồn cầu, gây tắc, buộc ông phải tự tay moi những dị vật đó lên.
Mặc dù có sọt rác bên cạnh nhưng ông Đ.T cho hay, người dân thường vứt tung tóe giấy ra sàn nhà. |
Lần khác, một cô gái trẻ, xinh xắn, dạo chơi với người yêu trên phố đi bộ vào dịp cuối tuần. Cô gái chắc đang trong thời kỳ nguyệt san nên vào nhà vệ sinh thay, rửa.
Xong việc, cô gái này không vứt băng vệ sinh vào thùng rác bên cạnh mà tiện tay thả xuống bồn cầu rồi xả nước.
Miếng băng vệ sinh không trôi mà mắc kẹt lại. Khi ông Đ.T vào dọn, thấy vậy đã chạy theo, nhắc cô gái lần sau chú ý vứt rác đúng nơi quy định. Cô gái này thẹn với bạn trai, rối rít xin lỗi nhờ ông Đ.T dọn giúp.
Ông Đ.T cũng cho hay nhiều những trường hợp ông và các đồng nghiệp phải thông cảm, không bao giờ ý kiến gì mà chỉ lẳng lặng dọn dẹp giúp.
“Như cụ ông bị lẫn do tuổi tác, nhà ở phố cổ. Mỗi lần dùng nhà vệ sinh đi đại tiện, cụ văng tung tóe, bôi bẩn khắp nền nhà cho đến gương và bồn rửa tay, có khi bước ra ngoài, quần áo dính bê bết phân. Tôi phải nhờ người tìm đến nhà, gọi con ra đón về thay rửa cho ông cụ”, nam công nhân 58 tuổi nhớ lại.
Thế nhưng chị này không mảy may đáp lại mà rảo bước đi. Ông Đ.T vào kiểm tra thấy bãi phế thải của khách, liền gọi lại, góp ý.
Người phụ nữ đó không có gì tỏ vẻ xấu hổ mà lớn tiếng quát nam công nhân môi trường: “Việc của ông, kêu ca gì. Ăn lương để làm việc đó cũng không xong”.