Năm "ăn nên làm ra" của khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân?

Đa số các ngân hàng thương mại đã công bố kết quả kinh doanh quý 1, cho thấy năm 2017 hứa hẹn một năm ấn tượng tại nhiều ngân hàng thương mại.

Lợi nhuận của VPBank tăng trưởng rất ấn tượng trong quý 1. (Nguồn: VPBank)
Lợi nhuận của VPBank tăng trưởng rất ấn tượng trong quý 1. (Nguồn: VPBank)

Đến thời điểm nay, đa số các ngân hàng thương mại đã công bố kết quả kinh doanh quý 1, cho thấy một năm 2017 nhiều hứa hẹn ấn tượng tại khối ngân hàng thương mại.

Áp sát nhóm ngân hàng "tứ trụ"

Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, sau kết quả quý 1 và kế hoạch xác định tại mùa đại hội đồng cổ đông vừa qua, một loạt thành viên như VPBank , Techcombank, MB, LienVietPostBank... có sự bứt phá và trở lại thời hoàng kim.

Đầu tiên phải nhắc đến VPBank, ngân hàng này có lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 1 đạt tới trên 1.900 tỷ đồng, tăng hơn 85% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng gần 670 tỷ đồng so với thời điểm 31/3/2016 và đạt hơn 1.520 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên lợi nhuận của một ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân áp sát khối ngân hàng lớn gồm Vietcombank, VietinBank , BIDV và Agribank.

Đại diện VPBank cho biết, kết quả này có được là nhờ cải thiện liên tục chất lượng và quy mô tổng tài sản, nâng cao năng suất bán hàng, tối ưu hóa hệ thống quản trị rủi ro, đẩy mạnh tăng trưởng ròng thu nhập ngoài lãi và kiểm soát hiệu quả chi phí.

Techcombank cũng là một ngân hàng có sự "bứt phá" mạnh mẽ về lợi nhuận trong quý 1 này với 1.325 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với mức 582 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.

Có được kết quả này một phần cũng nhờ thu nhập lãi thuần đạt tới 2.186 tỷ đồng, tăng 165 tỷ đồng so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh và đầu tư cũng tăng mạnh. Cụ thể trong quý 1, lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh của Techcombank đạt 174,59 tỷ đồng, cao hơn nhiều con số 8,29 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2016; lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư cũng đạt 448,60 tỷ đồng so với con số 134,05 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước. Ngoài ra chi phí dự phòng rủi ro cũng giảm gần 329 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2016, chỉ ở mức 1.270 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh quý 1 khá ấn tượng về lợi nhuận cũng thuộc về LienVietPostBank đạt 470 tỷ đồng (tăng 80%). Ngoài ra, doanh thu lãi thuần sau thế cũng đạt gần 1.300 tỷ đồng, tăng 70%. LienVietPostBank tăng trưởng kinh doanh lợi nhuận là điều khá bất ngờ giữa rất nhiều các ngân hàng có “máu mặt".

Ở một số trường hợp còn khó khăn nhất định sau sáp nhập như SHB , Sacombank cũng đang trên đà phục hồi.

Nam

Giao dịch tại Vietcombank. (Nguồn: TTXVN)

Duy trì phong độ

Các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước vẫn duy trì "phong độ" khi lợi nhuận tiếp tục cải thiện so với cùng năm năm trước.

VietinBank đạt 2.488 tỷ đồng lợi nhuận trong quý 1, cao nhất trong khối các các ngân hàng có vốn Nhà nước. Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng này cho biết, quý 1 là quý VietinBank có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất từ năm 2011 trở lại đây.

Theo ông Thắng, tính đến hết quý 1, tổng tài sản của ngân hàng tăng 4%, ước đạt 986.500 tỷ đồng, tăng 37.800 tỷ đồng so với đầu năm; dư nợ tín dụng ước đạt 752.700 tỷ đồng, tăng trên 40.000 tỷ đồng, tăng 5,6% so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng khá lớn. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2017 VietinBank đề ra là 16%, riêng quý 1 đã đạt 5,6%.

Tổng nguồn vốn của VietinBank ước đạt 911.000 tỷ đồng, tăng 40.830 tỷ đồng, tăng 4,7% so với đầu năm. So với mức bình quân chung của ngành, mức tăng trưởng của VietinBank là khá lớn.

Tiếp đến là BIDV, sau khi trích chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 2.348 tỷ đồng, BIDV ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế 2.277 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù Vietcombank thấp hơn một chút đạt 2.206 tỷ đồng, tăng 20,1% so với cùng kỳ và là mức lãi cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên nhân sự của ngân hàng này lại thấp hơn nhiều BIDV và VietinBank, nhưng dự kiến năm nay lợi nhuận Vietcombank tiếp tục tạo kỷ lục với 9.200 tỷ đồng và có khẳ năng đạt 9.500 tỷ đồng như lãnh đạo ngân hàng này dự tính.

Một lãnh đạo ngân hàng cổ phần cho rằng, xu hướng dư nợ tín dụng vẫn trong đà tăng sẽ còn được phát huy và là một trong những yếu tố dự báo bức tranh lợi nhuận năm 2017 của các nhà băng sáng sủa hơn.

Tuy nhiên, đại diện nhiều cơ quan cũng cho rằng tăng trưởng hiện nay của các ngân hàng là không ổn định khi dựa chủ yếu vào lợi nhuận tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó, nhiều khoản nợ xấu gia tăng ở các ngân hàng đẩy mạnh bán lẻ cùng cách tính “nợ xấu” chưa quy chuẩn gây nhiều bất cập cho các ngân hàng.

Theo công bố tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4, tăng trưởng tín dụng 4 tháng ước tính tăng 4,86% trong khi 3 tháng đã tăng 4,06%. Như vậy tốc độ tăng tín dụng đã chậm lại trong tháng 4 do thanh khoản và lãi suất liên ngân hàng ở mức cao.

Nhận định về vấn đề này, các chuyên của của SSI cho rằng, tín dụng tăng chậm không phải là tín hiệu xấu mà ngược lại, là điều cần thiết ở giai đoạn này nhằm cân bằng lại với tốc độ tăng huy động và để đánh giá kỹ hơn khả năng hấp thụ của nền kinh tế, tránh nguy cơ lạm phát.

Theo VietnamPlus

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.