Nam Á - vùng trũng giáo dục thế giới

Nam Á - vùng trũng giáo dục thế giới

(GD&TĐ) - Ấn Độ vẫn đang thụt sâu ở nhóm đáy thế giới về giáo dục tiểu học cho trẻ em. Một nghiên cứu gần đây của UNESCO xếp Ấn Độ đứng thứ tư từ dưới lên về số trẻ không được tới trường. Ở quốc gia Pakistan láng giềng, tình hình còn bi đát hơn khi nước này nằm vị trí áp chót về tiêu chí trên…

Thất học làm gia tăng đội quân lao động trẻ em ở Pakistan
Thất học làm gia tăng đội quân lao động trẻ em ở Pakistan

Ấn Độ đã có nhiều tiến bộ trong việc thu hút trẻ tới trường. Với mục tiêu quốc gia mở rộng cơ hội tiếp nhận giáo dục cho trẻ em, bảo đảm Luật Quyền Giáo dục, đã giúp giảm số trẻ không được tới trường từ 20 triệu năm 2000 xuống còn 2,3 triệu năm 2006 và 1,67 triệu năm 2010-11.

Thành quả trên đã giúp đẩy Ấn Độ thăng hạng một bậc từ thứ ba lên thứ tư (tính từ đáy bảng xếp hạng), đẩy Ethiopia (có 1,7 triệu trẻ em không được tới trường) xuống vị trí thứ ba từ dưới lên. Nigeria với 10,54 triệu trẻ em thất học đứng chót bảng xếp hạng; còn vị trí áp chót thuộc về Pakistan vớ 5,43 triệu trẻ thất học.

Nhìn tổng thể toàn cầu, với khoảng 57 triệu trẻ em không được tới trường năm 2011, còn lâu thế giới mới đạt mục tiêu bảo đảm toàn bộ trẻ em trong độ tuổi tiểu học được tới trường vào năm 2015 – một trong những mục tiêu thiên niên kỉ mà Liên hợp quốc đề ra. Sự cải thiện gần như không đáng kể khi mà con số trẻ không được tới trường toàn cầu năm 2010 là 59 triệu.

Một khó khăn bổ sung vào vấn đề này mà nghiên cứu chỉ ra là tài trợ quốc tế cho giáo dục tiểu học đã giảm 6% giữa năm 2010 và 2011. Không chỉ giảm tài trợ mà số tiền cấp phát cũng không tới được những nước cần nhất. Trong 5,8 tỉ USD hỗ trợ giáo dục tiểu học năm 2011, chỉ 1,9 tỉ USD được chuyển tới các quốc gia thu nhập thấp mà đang phải vật lộn để đạt mục tiêu giáo dục tiểu học toàn cầu – nghiên cứu của UNESCO chỉ ra. Cũng theo nghiên cứu, chỉ 3 trong 10 nước trên thế giới có số trẻ thất học cao nhất – Ethiopia, Ấn Độ và Pakistan – nằm trong nhóm 10 nước nhận được nhiều tài trợ quốc tế cho giáo dục tiểu học nhất. Nhận 10% ngân quỹ hỗ trợ toàn cầu, Ấn Độ là nước nhận tài trợ GD tiểu học nhiều nhất năm 2011.

Tình hình phổ cập GD tiểu học với nước láng giềng Pakistan còn khó khăn hơn nhiều so với Ấn Độ. Khoảng ¼ trong tổng số 19,75 triệu trẻ từ 5-9 tuổi tại Pakistan không biết trường học là gì. Nước này đã giảm chi giáo dục từ mức 2,6% GDP xuống còn 2,3% trong thập kỉ qua và xếp hạng thứ 113/120 nước về Chỉ số Phát triển Giáo dục. Pakistan chỉ có duy nhất tỉnh Sindh thực hiện giáo dục phổ cập và miễn phí theo Điều 25-A của Hiến pháp. Bang Punjab có tỉ lệ tuyển sinh ở tiểu học cao nhất với 61%, tiếp theo là Sindh 53%, Khyber Pakhtunkhwa 51% và Balochistan 47%.

Pakistan chỉ có 15% trẻ được giáo dục trước tiểu học năm 2010. Tỉ lệ thất học trong giới trẻ cao nhất thế giới với 70,7%. Chỉ 61% phụ nữ nước này biết chữ so với 79% nam giới ở nhóm tuổi 15-24.

Liên hợp quốc khuyến cáo Pakistan cần tăng ngân sách giáo dục hàng năm để đạt mục tiêu 7% GDP vào năm 2015 mà đã được nêu trong Chính sách Giáo dục Quốc gia năm 2009 của Pakistan.

Thất học lớn đang là tiền đề cho tình trạng lao động trẻ em nhức nhối tại Pakistan. Tổ chức Lao động Thế giới ước tính số lao động trẻ em tại Pakistan vượt quá 12 triệu năm 2012, còn con số ước tính của UNICEF là 10 triệu.

Bảo Chi (Tổng hợp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.