"Bị cắt đứt với thị trường phương Tây, Nga buộc phải hướng mắt về phương Đông - Trung Quốc, Ấn Độ, cộng đồng Á-Âu, cũng như một nhóm quốc gia chịu lệnh trừng phạt.
Như vậy, những hạn chế của phương Tây đã thực sự khiến thế giới đa cực đến gần hơn" – ông Snyder nói.
Theo tác giả, Mỹ coi Nga là mối đe dọa trước mắt, trong khi Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài đối với Nhà Trắng.
Ông Snyder cho biết, Bắc Kinh, một đồng minh lâu năm của Moscow, đang thách thức trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo.
Nhà quan sát này gọi sự hợp nhất của Nga và Trung Quốc là dấu hiệu của "sự rời bỏ địa chính trị khỏi thế đơn cực".
Ngoài ra, ông nhấn mạnh, nhiều quốc gia từ chối áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga dưới áp lực của Mỹ.
Trong số các quốc gia này, Snyder lưu ý đến Ấn Độ, Brazil và Nam Phi. Các quốc gia này không những không đồng ý với việc đưa ra các hạn chế mà còn duy trì quan hệ đối tác với Moscow.
Cuối cùng, nhà báo nói rằng những khu vực này "có một ký ức và khi Hoa Kỳ chỉ trích Nga vì "vi phạm chủ quyền và biên giới quốc gia", đó được cho là “đạo đức giả”.
Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, phương Tây gia tăng áp lực trừng phạt đối với Moscow, khiến giá điện, nhiên liệu và thực phẩm ở châu Âu và Mỹ tăng lên.
Tổng thống Vladimir Putin cho rằng chính sách kiềm chế và làm suy yếu nước Nga là chiến lược lâu dài của phương Tây. Những hạn chế này đã giáng một đòn mạnh vào toàn bộ nền kinh tế thế giới.